Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

CẬN THỊ VÀ VIỄN THỊ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO? CÁCH KHẮC PHỤC

Hiện nay, nhiều thiết bị điện tử ra đời từ đó nhu cầu sử dụng những thiết thiết bị này của mỗi người ngày càng tăng cao từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là mắt, nghiêm trọng hơn là các vấn đề về thị lực như cận thị và viễn thị. 

Để tìm hiểu cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Khám phá ngay bài viết của Mắt Kính Shady ngay! 

can thi va vien thi khac nhau nhu the nao

 

I. Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào?

Cận thị và viễn thị có những điểm giống và khác nhau như sau: 

1. Giống nhau

Cận thị và viễn thị đều là tật khúc xạ mắt. Một số điểm giống nhau của tật khúc xạ này như: 

  • Tình trạng mỏi mắt thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là khi căng thẳng và tập trung nhìn các vật ở gần hoặc ở xa.
  • Mắt nheo lại để cố nhìn các vật rõ hơn.
  • Thường đau nhức đầu bởi mỏi mắt. 
  • Dễ nhạy cảm ánh sáng hơn so với mắt thường.

2. Khác nhau 

Cận thị

Viễn thị

Xem tivi, đọc sách, ở khoảng cách gần

Phải đọc sách ở xa, xem tivi ở khoảng cách xa. 

Không nhìn rõ vật đối với những vật ở xa. 

Nhìn mờ đối với vật ở gần và cảm thấy đau đầu khi cố nhìn cho rõ. 

 

3. Cách phân biệt triệu chứng

Một số triệu chứng xảy ra đối với cận thị và viễn thị như: 

  • Thường xuyên đau đầu, khô mắt, mỏi mắt. 
  • Cảm thấy mắt bị căng thẳng khi cố gắng nhìn các vật ở gần hoặc xa. 
  • Thường xuyên chảy nước mắt, mỗi khi nhìn đều nheo mắt.
  • Mắt trở nên nhạy cảm bình thường.

Ngoài ra, giữa cận thị và viễn thị cũng có những điểm khác nhau như sau:

Cận thị

Viễn thị

Thường nhìn các vật ở gần như: đọc sách, xem tivi. 

Đọc sách, dùng thiết bị điện tử và xem tivi ở khoảng cách xa.

Nhìn không rõ đối với những vật ở xa. 

Thấy mờ khi nhìn vật ở gần, thậm chí cảm thấy nhức mắt, đau đầu khi cố gắng nhìn.

>> Viễn thị đeo kính gì?

4. Phân loại mức độ nguy hiểm

Dùng đơn vị Diop để đo cận thị và viễn thị nhưng có khác biệt trong cách ghi. Cụ thể, dùng dấu - để thể hiện cho tật cận thị, còn dấu + phía trước để thể hiện tật viễn thị. Ví dụ:

 

Cận thị

Viễn thị

Mức độ nhẹ 

<-3 Diop

<+2 Diop

Mức độ trung bình

-3 đến -6 Diop

+2 đến +5 Diop

Mức độ nặng

>-6 Diop

>+5 Diop

 

Độ cận/viễn thị càng cao đồng nghĩa với việc tầm nhìn của mắt càng giảm, từ đó mắt ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. 

  • Mức độ nhẹ: Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể gặp khó khăn nhưng mắt không gây nguy hiểm. 
  • Mức độ trung bình: Phải đeo kính do tầm nhìn của mắt giảm, gặp khó khăn trong các sinh hoạt thường ngày và hoạt động thể thao. 
  • Mức độ nặng: Mắt dễ bị biến chứng, mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm thậm chí có thể mù lòa. 

can thi va vien thi khac nhau nhu the nao

>> Cận nặng có bị mù không?

5. Phân biệt về nguyên nhân gây ra tật cận thị và viễn thị

Nguyên nhân gây ra tật cận thị và viễn thị cụ thể như sau: 

 

Cận thị 

Viễn thị

Giống

  • Có yếu tố di truyền từ người trong gia đình, bố và mẹ.

Khác

  • Trục nhãn cầu dài hơn so với bình thường dẫn đến tia sáng rơi vào điểm phía trước võng mạc.
  • Học tập, làm việc, dùng thiết bị điện tử ở khoảng cách gần, ngồi sai tư thế. 
  • Học tập, làm việc điều kiện không đủ ánh sáng. 
  • Trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường vì vậy tia sáng rơi vào phía sau võng mạc. 
  • Thường làm việc, học tập ở khoảng cách xa nên thủy tinh thể giãn và mất tính đàn hồi. 
  • Mắc bệnh lý về võng mạc, xuất hiện khối u ở mắt. 


>> Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị

II. Các tác hại của tật cận thị và viễn thị

Khi bệnh phát triển nặng, cả cận thị và viễn thị đều có thể xuất hiện những biến chứng gây nguy hiểm cho mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. 

1. Những biến chứng thường gặp của tật cận thị

  • Bong/rách võng mạc. 
  • Tình trạng đục thủy tinh thể. 
  • Điểm vàng vị thoái hóa. 
  • Nhãn áp tăng.

2. Các biến chứng thường gặp của viễn thị

  • Nhược thị 
  • Mắt bị lác (lé) 

Nếu không được điều trị kịp thời, thị lực của mắt sẽ nguy hiểm thậm chí có thể mù lòa.

can thi va vien thi khac nhau nhu the nao

 

III. Các cách khắc phục và điều trị cho cận thị và viễn thị

Cả cận thị và viễn thị đều có biện pháp để khắc phục và điều trị như nhau, cụ thể là:

1. Đeo kính gọng, kính áp tròng 

Cả cận và viễn thị đều có thể đeo kính, nhưng loại kính dùng lại khác nhau. Người bị cận sẽ dùng kính lõm (thấu kính phân kỳ), người bị viễn thị sẽ đeo kính lồi (hội tụ). Ngoài ra, bạn có thể dùng kính áp tròng để cải thiện thị lực cho mắt nhưng chú ý vệ sinh, thời gian và cách dùng nếu không sẽ gây nhiễm trùng và loét giác mạc. 

2. Dùng kính áp tròng Ortho-K

Kính áp tròng Ortho-K là một phương pháp có thể điều trị các tật khúc xạ gồm cận thị lẫn viễn thị. Kính này áp dụng các trường hợp từ nhẹ đến trung bình và dùng được cho mọi đối tượng bao gồm trẻ em. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. 

can thi va vien thi khac nhau nhu the nao

 

3. Phẫu thuật - điều trị dứt điểm

Phẫu thuật là phương pháp giúp bạn xóa cận thị, viễn thị dứt điểm, giảm độ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện để khám và được tư vấn chi tiết. 

IV. Hướng dẫn cách phòng ngừa cận thị và viễn thị

Để phòng ngừa cận thị và viễn thị, bạn cần thực hiện những biện pháp như: 

  • Khi làm việc, đọc sách, luôn cho mắt nghỉ ngơi sau 30-45 phút, bằng cách nhìn ra xa 5 - 10 phút.
  • Làm việc, học tập trong môi trường đầy đủ ánh sáng. 
  • Với trẻ em, cần ngồi đúng tư thế. 
  • Tránh thức khuya, rèn thói quen ngủ đủ giấc. 
  • Bổ sung các dưỡng chất, thực phẩm giúp mắt sáng khỏe như: Vitamin A (trứng gà, sữa, cà chua, đu đủ, cà rốt,...), kẽm (thịt bò, sò, thịt gà,...), Beta carotene (cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang,…), selen (cá, tôm, cua, ốc, các loại hạt,...), các loại Vitamin B (thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu xanh đậm và các loại trứng, sữa,…)
  • Đeo và dùng kính cận/viễn thị đúng cách, nên kiểm tra lại độ sau 6 tháng - 1 năm. 
  • Khám định kỳ nhằm kiểm tra vấn đề về mắt để kịp thời xử lý.
  • Vui chơi giải trí ngoài trời để phòng chống các tật khúc xạ cận, viễn, loạn thị

can thi va vien thi khac nhau nhu the nao

Trên đây là bài viết giải đáp cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào cùng các thông tin liên quan. Hy vọng các thông tin trên sẽ thực sự bổ ích, giúp bạn đọc có nhiều kiến thức để bảo vệ mắt một cách tốt nhất.

Trong đó, nếu bạn đang tìm cơ sở cung cấp mắt kính uy tín và tốt nhất cho tật cận thị hay viễn thị thì có thể liên hệ ngay với Mắt kính Shady để được hỗ trợ và tư vấn chuẩn xác.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan