Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

Tật khúc xạ mắt là gì? 3 cách cải thiện tình trạng khúc xạ ở mắt

Hiện nay, có nhiều người đặc biệt là trẻ em mắc phải các tật khúc xạ mắt gây ảnh hưởng tới sức khoẻ mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để phòng tránh những bệnh lý này. Trong bài viết dưới đây, Mắt kính Shady sẽ tổng hợp cho các bạn những thông tin cần biết về tật khúc xạ mắt là gì nhé.

tat khuc xa mat la gi

1. Mắt bị tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là tình trạng mắt không thể hội tụ được hình ảnh trên võng mạc khiến cho mọi vật xung quanh trông mờ hơn bình thường. Khi mắc tật khúc xạ thì bệnh nhân không thể nhìn rõ, hay bị mỏi mắt, nheo mắt, có thể bị nhìn đôi, co quắp mi và gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp, bệnh nhân bị tật khúc xạ có thể bị lác hay nhược thị. Nguyên nhân gây nên tật khúc xạ có thể là:

  • Bẩm sinh, di truyền: Nhiều trẻ đã bị mắc tật khúc xạ từ khi mới sinh ra. Tình trạng này thường bắt nguồn từ những bất thường trong cấu trúc của mắt như trục nhãn cầu dài hơn hoặc mắt to hơn…
  • Tổn thương do chấn thương mắt: Nếu bạn đã từng có các chấn thương tại vùng mắt hoặc phải tiếp xúc với tia UV thường xuyên
  • Thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh: Cường độ và mức độ sử dụng mắt quá lâu, không cho mắt nghỉ ngơi đúng cách
  • Môi trường xung quanh: Nếu cường độ ánh sáng quá tối hoặc thường xuyên phải quan sát những vật dụng ở khoảng cách quá gần cũng dễ dẫn đến tật khúc xạ
  • Tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo: Các thiết bị điện tử đều có sáng xanh gây ảnh hưởng xấu tới mắt như điện thoại, máy tính, ipad… cũng khiến cho bạn bị mắc các bệnh lý về mắt khi dùng quá lâu 
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì khả năng điều tiết của mắt người càng trở nên yếu hơn, dẫn tới sự gia tăng các bệnh lý về mắt 

Ngoài những nguyên nhân liên quan tới bẩm sinh và tuổi tác, tật khúc xạ hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Do đó, bạn nên lưu ý phòng ngừa để tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là với trẻ trong độ tuổi đi học.

tat khuc xa mat la gi

2. Các triệu chứng về tật khúc xạ ở mắt

Tất cả các tật khúc xạ đều có khả năng làm thị lực kém đi. Vì thế, việc nắm rõ các triệu chứng là cần thiết để có thể phát hiện, ngăn ngừa bệnh kịp thời: 

  • Biểu hiện rõ nhất của tật khúc xạ là không thể nhìn thấy rõ những vật ở khoảng cách xa hoặc gần hoặc cả hai. Cũng vì thế mà tầm nhìn của người mắc các tật khúc xạ thường rất mơ hồ. 
  • Đồng thời, người mắc các tật về khúc xạ có hiện tượng nheo mắt kéo dài hoặc khi nhìn quá lâu vào một vật (ví dụ: nhìn màn hình vi tính, điện thoại trong thời gian dài) sẽ bi mỏi mắt. 
  • Bên cạnh đó, một bộ phận người mắc tật khúc xạ có biểu hiện nhức đầu. Đây là hiện tượng xảy ra khi trương lực cơ mi phải bù trừ quá mức hoặc do nheo mắt, cau mày kéo dài.

tat khuc xa mat la gi

Đối với trẻ em, những triệu chứng điển hình là trẻ hay nhíu mắt, nheo mắt khi đọc, xem sách, tivi, điện thoại,... Hoặc trẻ thường xuyên dụi mắt cũng là biểu hiện phụ huynh cần quan sát, theo dõi. Các con có thể không biết thị lực của mình có tốt không nên phụ huynh cần lưu tâm cử chỉ hàng ngày của bé để phòng ngừa kịp thời. 

3. Các tật khúc xạ thường gặp ở mắt

3.1. Cận thị

Với những bệnh nhân cận thị thì điểm hội tụ các tia sáng sẽ nằm ở phía trước võng mạc. Do đó mà người bị cận thị dù vẫn có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần, nhưng khi nhìn với khoảng cách xa thì hình ảnh nhận lại rất mờ nhoè. 

Dấu hiệu nhận biết cận thị hay gặp là nheo mắt, chớp mắt, mỏi mắt, đau đầu, lác mắt với những người có độ cận thị cao. Nguyên nhân của bệnh này là do:

  • Lực khúc xạ lớn hơn bình thường, thủy tinh thể bị phồng lên làm tăng độ cong của giác mạc, gây ra sự thay đổi trong độ khúc xạ của mắt
  • Yếu tố di truyền: Những người có cả cha mẹ bị cận thị có thể bị cận thị từ 20 đến 30%, không có bố mẹ bị cận thị thì tỷ lệ này là 2,5%
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Nếu bạn đang có các thói quen gây hại cho mắt như làm việc trong môi trường quá tối, khoảng cách giữa mắt và các thiết bị điện tử quá gần,... sẽ có nguy cơ bị cận thị cao hơn bình thường

Khi mắc cận thị thì bệnh nhân có thể cải thiện bằng các biện pháp như đeo kính cận để cải thiện khả năng nhìn hoặc phẫu thuật điều trị cận thị.

tat khuc xa mat la gi

3.2 Viễn thị

Khi mắc viễn thị, ánh sáng sẽ hội tụ ở vị trí phía sau võng mạc, khiến cho bệnh nhân có thể nhìn rõ những vật ở xa nhưng lại gặp khó khăn khi quan sát ở khoảng cách gần. Các triệu chứng của viễn thị là khó nhìn gần, mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt sau một khoảng thời gian phải nhìn gần như đọc sách…

Nguyên nhân của bệnh này có thể do bẩm sinh từ việc trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường, nhiều trường hợp mới sinh ra đã mắc viễn thị vì trục nhãn cầu chưa hoàn thiện. 

Tuy nhiên, theo thời gian mắt của trẻ sẽ phát triển lại bình thường, nhưng trong một số trường hợp, trục này sẽ không phát triển và gây ra viễn thị. Một số nguyên nhân khác với tỷ lệ ít hơn là giác mạc dẹt, sẹo giác mạc,...

Tật khúc xạ này xảy ra do sự bất thường cấu trúc mắt nên không có biện pháp nào để phòng tránh. Dù vậy vẫn có thể dùng kính hoặc phẫu thuật để điều trị tình trạng viễn thị.

tat khuc xa mat la gi

 

3.3 Loạn thị

Các tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc làm cho hình ảnh nhận lại bị mờ và có cảm giác như hoa mắt. Loạn thị thường đi kèm với bệnh lý cận thị hoặc viễn thị.

Những triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là hình ảnh bị mờ nhòe ở mọi khoảng cách, xuất hiện hình đôi, hình ba và các bóng mờ, gây khó khăn trong việc quan sát trong mọi điều kiện, người bệnh bị mỏi mắt, đau đầu...

Nguyên nhân phổ biến của loạn thị do hình dạng giác mạc không đều, làm mất đi khả năng hội tụ ánh sáng trên trục. Những người có bố mẹ bị loạn thị thì nguy cơ họ mắc bệnh này cũng cao hơn. 

Ngoài di truyền thì loạn thị cũng có thể hình thành từ những thói quen xấu do đó nó có thể ngăn ngừa bằng cách thực hiện những thói quen tốt như làm việc trong điều kiện thích hợp, cho mắt nghỉ ngơi đủ, thường xuyên tập thể dục cho mắt.

Tương tự với cận thị và viễn thị, loạn thị cũng có thể được điều trị bằng các biện pháp như đeo kính hoặc phẫu thuật mắt.

>> Loạn thị có tăng độ không

tat khuc xa mat la gi

 

3.4 Lão thị

Mắt khi mắc bệnh này có thể nhìn thấy rõ ràng các vật ở xa nhưng khó khăn khi nhìn vật ở gần. Tật khúc xạ này có triệu chứng giống với viễn thị nhưng khác biệt về nguyên nhân. Lão thị xuất hiện do lão hóa mắt, thủy tinh thể không còn khả năng điều tiết, thường xuất hiện ở những người đã có tật khúc xạ khác.

tat khuc xa mat la gi

4. 3 phương pháp hỗ trợ cải thiện tật khúc xạ ở mắt

Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc tật khúc xạ ở mắt thì nên sớm thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Theo đó, bác sĩ có thể dùng phương pháp khám mắt cơ bản hoặc nội soi để kiểm tra thị lực của bạn. Trong đó, phương pháp nội soi chủ yếu được áp dụng cho trẻ em hoặc người bị khuyết tật về thể chất, bị hạn chế về nhận thức, không có khả năng phản hồi những thông tin cần thiết.

Sau khi thăm khám và tùy vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, mức độ nặng nhẹ của tật khúc xạ,... mà chỉ định cách điều trị phù hợp nhất.

4.1. Phương pháp đeo kính gọng

Đây được xem là cách truyền thống và phổ biến nhất đối với người mắc các tật về khúc xạ. Sở dĩ, chúng được áp dụng nhiều là vì tính đơn giản và an toàn để cải thiện tình trạng mỏi mắt, mờ mắt của người bệnh. Các bác sĩ sẽ giúp người bệnh chọn chiếc kính đúng độ để không bị mỏi mắt, đau đầu khi sử dụng.

tat khuc xa mat la gi

4.2. Phương pháp đeo kính áp tròng

Trong một vài trường hợp, kính áp tròng có khả năng mang đến tầm nhìn rộng hơn, rõ ràng hơn cho người bệnh. Đồng thời, loại kính áp tròng cũng được ưa chuộng vì tính thẩm mỹ. 

Tuy nhiên, bạn cần chú ý vệ sinh tay cũng như vệ sinh kính áp tròng trước và sau khi sử dụng một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, có một số đối tượng không thể sử dụng sản phẩm này. Nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng kính áp tròng. 

tat khuc xa mat la gi

4.3. Phương pháp phẫu thuật

Áp dụng phương pháp phẫu thuật sẽ dẫn đến hiện tượng thay đổi giác mạc vĩnh viễn. Sau khi phẫu thuật, thị lực của mắt sẽ được khôi phục mà không cần sử dụng các phương pháp hỗ trợ như mang kính gọng, kính áp tròng. 

Phẫu thuật mắt là một việc có tính chất quan trọng. Do đó, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để thăm khám, tư vấn một cách chính xác nhất. 

tat khuc xa mat la gi

 

5. Những lưu ý khi bị tật khúc xạ

  • Thường xuyên khám mắt định kỳ để biết mức độ bệnh lý, từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp nhất và dùng kính đúng độ, giúp cải thiện tầm nhìn 
  • Bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng việc đeo kính râm 
  • Ngăn ngừa các chấn thương ở mắt; luôn đeo kính bảo hộ khi làm các công việc gây hại cho mắt, ví dụ như chơi thể thao hoặc sử dụng các sản phẩm có khói độc
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều hoa quả, rau xanh và các loại củ có chứa hàm lượng cao vitamin A và beta carotene để duy trì đôi mắt thị lực tốt
  • Hạn chế nhìn với khoảng cách quá gần và quá lâu với các thiết bị điện tử hoặc đọc sách
  • Cho mắt nghỉ ngơi đủ sau một thời gian dài phải hoạt động liên tục
  • Duy trì tập luyện mắt bằng việc nhìn liên tục vật ở cự ly gần 20 phút sau đó nhìn một vật khác ở cự ly 6m trong vòng 20 giây

6. Câu hỏi liên quan đến tật khúc xạ

6.1. Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không

Tật khúc xạ mắt có thể nguy hiểm tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tật khúc xạ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe mắt và thị lực, như nhược thị, lác, bong võng mạc, và xuất huyết dịch kính. Những biến chứng này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến học tập và làm việc, và thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

6.2. Tật khúc xạ có chữa được không

Tật khúc xạ có thể chữa được. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tật khúc xạ, trong đó phổ biến nhất là sử dụng kính thuốc hoặc phẫu thuật bằng laser excimer. 

Kính thuốc là phương pháp đơn giản, an toàn, kinh tế, và hiệu quả. Tuy nhiên, kính thuốc chỉ giúp cải thiện thị lực tạm thời, không khắc phục được nguyên nhân gây ra tật khúc xạ. 

Phẫu thuật bằng laser excimer là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. Phẫu thuật này sử dụng tia laser để cắt bỏ một lớp giác mạc và làm thay đổi độ cong của giác mạc, giúp các tia sáng hội tụ đúng trên võng mạc và cải thiện thị lực. Phẫu thuật này có ưu điểm là nhanh chóng, chính xác, ít đau đớn, và có hiệu quả lâu dài.

6.3. Tật khúc xạ có cần đeo kính không

Có, đeo kính có thể là một trong những phương pháp điều trị hoặc quản lý tật khúc xạ mắt, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Tuy nhiên, quyết định về việc đeo kính cần dựa trên tư vấn của bác sĩ chuyên khoa mắt.

6.4. Khi bị tật khúc xạ nên kiểm tra định kỳ bao lâu 1 lần

  • Trẻ em từ 6 đến 17 tuổi: Nên kiểm tra mắt định kỳ 1 đến 2 lần/ năm
  • Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên: Nên kiểm tra mắt ít nhất 1 lần/ 6 tháng. Riêng người mắc tật khúc xạ nên kiểm tra mắt 3 đến 6 tháng/ lần.
  • Người trên 40 tuổi: Nên kiểm tra mắt ít nhất 1 lần/ năm, vì có thể bị lão thị hoặc các bệnh về mắt khác

Bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ những thông tin mà bạn nên biết về các bệnh lý tật khúc xạ và cách phòng tránh. Hy vọng thông qua những chia sẻ của Mắt kính Shady, bạn đã biết cách chăm sóc đôi mắt của mình tốt hơn.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan