Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị? Cách phòng tránh hiệu quả
Cận thị là dạng tật khúc xạ rất phổ biến ở mắt thường gặp ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Khi bị cận thị, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn các hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết mắt.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra cận thị? Bài viết dưới đây, Mắt kính Shady sẽ giúp các bạn tìm hiểu về tật cận thị, phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả.
I. Tật cận thị là gì?
Cận thị là tật khúc xạ mắt thường gặp ở mắt và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Nguyên nhân gây ra tật này là do thói quen làm việc thường xuyên với máy tính, tư thế ngồi sai cách trong khoảng thời gian dài hoặc yếu tố di truyền.
Các bác sĩ Việt Nam cho biết, tật khúc xạ (cận, loạn, viễn) là vấn đề thường gặp ở mắt và ngày càng gia tăng. Theo viện Nhãn Khoa Mỹ ước tính tới năm 2050, khoảng 9,8% dân số thế giới (4 tỷ người) có thể mắc cận thị.
Tỷ lệ cận thị nặng dẫn đến thoái hóa phần sau nhãn cầu và mất thị lực chiếm gần 1 tỷ người trong số này. Tình trạng mất thị lực do cận thị được dự báo tăng gấp 4 lần vào năm 2050 và có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu thế giới.
Theo đó, tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt nam chiếm khoảng 15-40%, tương ứng với 14-36 triệu người. Trẻ em từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị và 10-15% tại khu vực nông thôn.
II. Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị?
- Cận thị xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến tia sáng đi vào mắt bị hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì tại vị trí võng mạc
- Do thể thủy tinh hoặc giác mạc quá cong so với nhãn cầu
- Do di truyền, cha mẹ cận thị dưới 3 Diop thì khả năng di truyền sang con rất nhỏ nhưng nếu trên 6 Diop thì khả năng di truyền sang đời con là 100%
- Nếu trẻ có ba mẹ đều bị cận thì khả năng con bị cận thị là 33-60%, nếu cha hoặc mẹ bị cận thì tỷ lệ này là 23-40% còn trường hợp cả hai đều không cận thị thì tỷ lệ là 6-15%
- Do thiếu ngủ, tư thế ngồi học không đúng và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, trẻ sinh non, nhẹ cân.
- Sinh hoạt không điều độ, thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho mắt và cho cơ thể
III. Tật cận thị có những biểu hiện như thế nào?
Cận thị là nguyên nhân hàng đầu làm giảm thị lực, tiến triển theo thời gian khiến cho cấu trúc mắt bị thay đổi và tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt về sau.
1. Tật cận thị có những triệu chứng gì?
- Cảm thấy khó khăn khi nhìn vật thể ở xa, khi nhìn các vật ở xa thường bị mờ, nhòe, không rõ nét
- Phải nheo mắt khi quan sát sự vật ở xa
- Khi tập trung quan sát, người cận thị thường mỏi mắt, đau mắt
- Vào ban đêm, người bị tật cận thị thường khó quan sát hơn
Hiện nay, trẻ nhỏ là đối tượng mắc cận thị phổ biến nhất, có thể là do bẩm sinh hoặc cũng có thể do thói quen sinh hoạt và học tập chưa đúng, lạm dụng các thiết bị điện tử quá sớm. Do đó, khi bị cận thị, trẻ nhỏ sẽ có các triệu chứng như:
- Trẻ phải nhìn sát tivi mới có thể thấy được rõ các hình ảnh
- Khi đọc bài, trẻ thường đọc nhảy hàng hoặc dùng ngón tay để dò chữ
- Trên lớp, trẻ phải đến gần bảng để nhìn rõ được chữ
- Trẻ hay viết sai chữ, thiếu chữ khi chép bài
- Khi đọc sách, trẻ phải cúi gần sát mắt để đọc
- Khi nhìn xa, trẻ thường nheo mắt, dụi mắt mặc dù không buồn ngủ
- Trẻ thường chảy nước mắt, đau đầu
- Trẻ sợ ánh sáng với cường độ mạnh, hay bị chói mắt
- Trẻ không thích và từ chối các hoạt động phải nhìn xa
2. Phân loại các dạng tật cận thị
Tật khúc xạ cận thị được phân 5 loại dưới đây:
– Tật khúc xạ cận thị dạng đơn thuần: là trường hợp cận độ cận thường dưới 6 diop, người bệnh có thể có tình trạng loạn thị. Nguyên nhân gây ra thường là do chế độ làm việc không khoa học hoặc do di truyền.
– Bệnh cận thị thứ phát: Nguyên nhân gây ra bệnh là do tình trạng xơ hóa thủy tinh thể, do tác dụng phụ của một số loại thuốc, biến chứng bệnh tiểu đường và một số nguyên nhân khác.
– Bệnh cận thị ban đêm: tình trạng mắt nhìn kém đi trong điều kiện ánh sáng yếu. Thông thường khi bị bệnh, người bệnh có thể nhìn sự vật bình thường vào ban ngày, nhưng khi đến đêm tối, đồng tử sẽ phải điều tiết mạnh để nhìn rõ sự vật. Bệnh này nếu không được điều trị sớm, mắt sẽ bị biến dạng.
– Tật cận thị giả: Cận thị giả là tình trạng mà khả năng điều tiết của mắt bị co quắp, tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian được nghỉ ngơi, mắt sẽ được phục hồi.
– Tật cận thị thoái hóa: tình trạng mà độ cận của người bệnh trên 6 diop, kèm theo đó là tình trạng thoái hóa võng mạc ở phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa, độ cận của người bệnh sẽ ngày càng tăng cho trục nhãn cầu liên tục dài ra. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mắt cũng như sinh hoạt thường ngày.
IV. Điều gì có thể làm tăng nguy cơ mắc tật cận thị?
1. Gen
Cận thị có tính di truyền, bạn có nguy cơ mắc cận thị cao hơn nếu bố mẹ đều bị cận thị. Nhiều nghiên cứu đã xác định được hơn 40 gen liên quan đến cận thị và các gen này chịu trách nhiệm về phân bổ cấu trúc và sự phát triển của mắt.
2. Ít thời gian ở ngoài trời
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dành thời gian vui chơi bên ngoài khi còn nhỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc tật cận thị hoặc làm chậm tiến độ phát triển bệnh. Điều này là do ánh sáng ngoài trời sáng hơn so với ánh sáng trong nhà.
3. Làm việc quá mức
Dành nhiều thời gian làm việc như viết, đọc, sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng và máy tính) cũng có thể làm tăng nguy cơ cận thị.
>> Cận thị có giảm độ được không
V. Những biện pháp chữa cận thị hiệu quả
1. Cải thiện cận thị bằng cách tập các bài tập mắt đơn giản
Những bài tập về mắt không giúp giảm độ cận mà giúp hạn chế tăng độ cận và tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Đặc biệt phương pháp này còn giúp mắt thư giãn, giảm cảm giác nhức mỏi, đau… Người bệnh có thể áp dụng các bài tập như: nhắm mắt thư giãn, nhìn tập trung, nhìn xa, đảo mắt…
2. Thay đổi thói quen hàng ngày
Thói quen làm việc và học tập không khoa học khiến mắt phải làm việc quá sức là nguyên nhân dẫn đến cận thị. Do đó, bạn cần hạn chế làm việc căng thẳng và thường xuyên để mắt nghỉ ngơi vài phút sau 1 tiếng làm việc.
Ngoài ra, bạn có thể để mắt rời xa các thiết bị điện tử, điện thoại 2 tiếng trước khi đi ngủ. Khi làm việc, học tập cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng, tư thế ngồi đúng cách cũng như cung cấp đầy đủ các chất dưỡng chất để bảo vệ mắt như: vitamin A, Canxi, Crom…
3. Đeo kính cận
Thông thường từ sau 25 tuổi, tật cận thị thường sẽ tự ổn định và không tiến triển nặng thêm. Biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo là điều chỉnh tròng kính và với những người bị cận thị thì thấu kính phân kì là sự lựa chọn hiệu quả và an toàn.
Khi chọn kính cận, bạn nên chọn tròng kính có độ chiết suất cao để kính mỏng hơn và nhẹ hơn và có lớp chống lóa. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn kính quang học có thể tự đổi sang màu sẫm khi ra nắng giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh.
4. Điều chỉnh giác mạc bằng kính áp tròng Ortho K
Ortho-K là phương pháp điều chỉnh tập khúc xạ mà không cần phẫu thuật. Người bệnh sẽ mang một kính áp tròng cứng vào ban đêm với công dụng điều chỉnh hình dáng giác mạc trong khi ngủ.
Vào buổi sáng, khi tháo kính giác mạc tạm thời giữ lại hình dạng mới nên bạn có thể nhìn rõ mọi vật mà không cần đeo kính có gọng hay kính áp tròng.
VII. Một số lời khuyên trong việc phòng tránh tật cận thị
Bạn có thể phòng tránh tật khúc xạ bằng một số cách sau:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh, tia cực tím từ tivi, điện thoại, máy tính,…
- Khám và kiểm tra mắt định kỳ từ 3-6 tháng một lần
- Đeo kính cận đúng cách
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin A, Omega 3, Omega 6 tốt cho mắt
- Tập luyện mắt thường xuyên để hạn chế tăng độ cận, cải thiện thị lực
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây ra cận thị cũng như một lời khuyên trong việc phòng tránh tật này. Mắt kính Shady hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ biết được tật cận thị là gì và chọn cho mình phương pháp xử lý phù hợp.