Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

Cận nặng có bị mù không? Cách hạn chế tăng độ cận thị

Cận thị là tật khúc xạ của mắt, trong đó người bị cận thị chỉ nhìn rõ được các vật ở gần và không thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa. Hiện nay, cận thị được chia thành nhiều mức độ, trong đó nguy hiểm nhất là cận thị nặng và cận thị cực đoan bởi đây là nguyên nhân dẫn đến mù lòa.

Vậy cận nặng có bị mù không và bao nhiêu độ thì bị mù, để trả lời cho câu hỏi này hãy cùng Mắt kính Shady tìm hiểu về bài viết sau đây.

can nang co bi mu khong

I. Cận thị bao nhiêu độ là nặng?

Cận thị được chia làm 4 mức độ như sau:

  • Cận thị nhẹ: -0.25 Diop đến -3 Diop. 
  • Cận thị trung bình: -3.25 Diop đến - 6 Diop. 
  • Cận thị nặng: -6.25 Diop đến -10 Diop. 
  • Cận thị cực đoan: -10.25 Diop trở lên

Như vậy người bị cận thị từ -6.25 Diop trở lên được xếp vào nhóm cận thị nặng. Cận thị trên -10 Diop không còn là cận thị đơn thuần nữa mà kèm theo đó sự thoái hóa ở phần sau của nhãn cầu dẫn đến các nhiều biến chứng nguy hiểm khác về mắt.

Để xác định chính xác độ cận thị, bận cần kiểm tra bằng máy đo khúc xạ tự động và kiểm tra thị lực bằng bảng chữ cái đo mức độ cận thị.

Sau 18 tuổi, độ cận của mỗi người thường tương đối ổn định. Hiện nay, cận thị nặng đang có xu hướng gia tăng và theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người bị cận thị nặng có thể chiếm đến 10% dân số thế giới vào năm 2050.

can nang co bi mu khong

>> Đeo kính đa tròng có tốt không? Kính đa tròng giá bao nhiêu?

II. Mức độ cận thị nặng nhất là bao nhiêu?

Theo lý thuyết và thực tế đều không có giới hạn của độ cận thị, người bệnh có thể cận vài độ hoặc vài chục độ nên không có mức độ cận thị nặng nhất. Cận thị được chia thành nhiều loại và mức độ khác nhau như cận thị đơn thuần, cận thị ban đêm, cận thị thoái hóa, cận thị giả và cận thị thứ phát. 

Thực tế ghi nhận những người bị cận thị bẩm sinh tăng độ nhanh cả khi đã trưởng thành và có thể cận nặng đến -20, -25 Diop. Những người cận mức độ này phần lớn đều bị cận thị thoái hóa - mức độ nặng và nguy hiểm nhất. 

Cận thị nặng và cận thị thoái hóa nếu có tổn hại ở đáy mắt thì dù có chỉnh kính thị lực cũng chỉ đạt được 5/10, 8/10 hoặc thậm chí là 3/10. Thị lực của người bệnh giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc, đời sống nên nên cần được điều trị sớm để tránh dẫn đến mù lòa. 

>> Cận thị có giảm độ được không

III. Cận thị bao nhiêu độ thì mù?

Mặc dù không có bất kỳ giới hạn nào cho độ cận nhưng nếu người bị cận thị vượt quá -50 Diop sẽ được xem là mù vì lúc này bệnh nhân chỉ có thể nhìn rõ vật ở cách mắt 2cm và dù được chỉnh kính thì thị lực của người bệnh cũng rất kém. 

Khi mắt bị cận nặng đến -20, -25 Diop thường sẽ kèm theo các bệnh lý khác như bong tróc võng mạc, thoái hóa hoành điểm, thoái hóa võng mạc cận thị, đục thủy tinh thể, nhược thị,... Những bệnh lý này khiến thị lực giảm, nếu để tiến triển nặng và nếu không chữa sẽ khiến mắt bị mù lòa trước khi cận đến -50 Diop. 

Do vậy người bệnh cần khám mắt định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời nhất là khi đã bị cận thị nặng.

>> Các loại thuốc nhỏ mắt tốt cho người cận thị

IV. Người bị cận thị bao nhiêu độ thì không mổ được?

can nang co bi mu khong

Hiện nay có rất nhiều phương pháp mổ cận thị, mỗi phương pháp đều có những yêu cầu và giới độ cận khác nhau, cụ thể:

  1. Relex Smile: Cận -10 Diop, loạn 5 Diop
  2. Femto Lasik: Cận -18 Diop, loạn 6 Diop
  3. Lasik cơ bản: Cận -4 đến -10 Diop.
  4. Phakic ICL: Cận -18 Diop, viễn +12 Diop, loạn 6 Diop
  5. Mổ Phaco: Cận thị nặng, đục thủy tinh thể
  6. PRK-SmartSurface: Cận thị dưới -4 Diop

Nếu người bệnh có độ cận thị hoặc loạn thị nằm ngoài khoảng đo trên thì sẽ không được mổ, cho dù đã đáp ứng hầu hết các điều kiện mổ cận.

>> Loạn thị có tăng độ không

Phẫu thuật laser chữa cận thị (gồm mổ Lasik cơ bản, mổ Relex Smile, Femto Lasik,, PRK-SmartSurface) được khuyến khích thực hiện khi cận thị dưới -10 Diop, loạn dưới 5 Diop và từ 18 đến dưới 40 tuổi để đạt hiệu quả ở mức cao nhất.

Mắt bị cận thị trên -10 Diop vẫn có thể phẫu thuật xóa cận bằng phương pháp Phakic ICL hoặc mổ Phaco. Tuy nhiên, mổ Phaco thường chỉ định cho bệnh nhân trên 40 tuổi có kèm theo đục thủy tinh thể. Người bệnh sau khi mổ sẽ có thị lực tốt nhất như khi đeo kính cận.

Để chọn được phương pháp mổ cận tối ưu nhất, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám, tiến hành nhiều bước kiểm tra chuyên sâu và tư vấn hướng điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của mắt. 

>> Bị cận không đeo kính có tăng độ không?

V. Cận thị nặng có nguy cơ mù không?

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Ophthalmology (Mỹ), cận thị nặng là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực. Cận thị nặng bên có thể gây ra các bệnh lý về mắt như: glocom, đục thủy tinh thể, thậm chí là mù lòa.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, người có độ cận thị cao có nguy cơ bị bong võng mạc gấp 5 - 6 lần so với người có độ cận thị thấp, nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở cao hơn 50% và nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn 17% so với những người có độ cận thị vừa phải.

VI. Những biến chứng của cận thị nặng

can nang co bi mu khong

1. Bong võng mạc

Bong võng mạc là sự tách ra một phần võng mạc nhạy cảm với ánh sáng từ mặt sau của nhãn cầu. Người cận thị nặng có nhãn cầu lồi ra phía trước, kéo cong võng mạc làm cho vùng chu biên của võng mạc mỏng và thoái hóa dần. Nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ khiến các tế bào thần kinh mất kết dính, gây rách và bong võng mạc, hoặc xuất huyết dịch kính.

Bong võng mạc nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì võng mạc có thể tách khỏi đáy mắt làm giảm thị lực hoặc thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.

2. Đục thủy tinh thể

Theo nghiên cứu, tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể ở những người có độ cận thị cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là khi cận thị nặng, nhãn cầu sẽ to lên và kéo giãn các thành phần quang học làm thiếu hụt máu khiến cho tình trạng đục thủy tinh thể đến sớm.

Dựa trên các bằng chứng đăng tải trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), người cận thị nặng cần phẫu thuật đục thủy tinh thể cao hơn 17% so với những người bị cận thị trung bình.

3. Thoái hóa điểm vàng

Nguy cơ thoái hóa điểm vàng tăng mạnh theo tuổi tác và độ cận thị. Điểm vàng là phần trung tâm của võng mạc, là nơi thu nhận hình ảnh để có thể nhìn rõ đường nét và màu sắc của sự vật. Tuy nhiên, khi mắt bị cận thị nặng sẽ làm giãn và mỏng lớp võng mạc gây thoái hóa, thay đổi về mạch máu và ảnh hưởng đến thị lực.

Bệnh thoái hóa điểm vàng giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng mà thường phát hiện ở giai đoạn nặng. Triệu chứng của bệnh này là tầm nhìn kém (khó đọc chữ, khó lái xe), tầm nhìn xuất hiện các vùng tối và màu sắc bị kém đi.

4. Tăng nhãn áp góc mở

Đây là biến chứng nguy hiểm của người cận thị nặng. Người bị cận thị nặng có trục nhãn cầu dài kéo căng các lớp sợi thần kinh thị giác làm cho lớp liên kết này mỏng và yếu đi.

Người bị chứng này có tầm nhìn thu hẹp dần vào trung tâm, hình ảnh ở các vùng xung quanh mờ dần rồi mất hẳn. Vì vậy, để tránh các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần có biện pháp cải thiện và điều trị sớm để tránh mất thị lực.

5. Nhược thị

Nhược thị xảy ra khi mắt của người bị cận thị nặng phải điều tiết quá nhiều, là tình trạng suy giảm thị lực do não bộ không nhận biết được hoàn toàn hình ảnh mà mắt truyền đến. Nhược thị ở trẻ dưới 12 tuổi có thể được cải thiện được bằng các bài tập cho mắt. Tuy nhiên, sau 12 tuổi thì nhược thị khó có thể phục hồi vì mắt đã phát triển ổn định.

6. Lác (lé) mắt

Cận thị nặng gây ra biến chứng mắt bị lác (lác ngoài hoặc lác mắt luân phiên). Khi bị cận thị nặng, cơ mắt điều tiết kém dẫn đến lác mắt (đồng tử của hai mắt không nằm trên cùng một vị trí cân đối như mắt thường).

VII. Bị cận thị nặng phải làm sao?

can nang co bi mu khong

Người bệnh rơi vào tình trạng cận thị nặng cần được thăm khám ngay để các bác sĩ nhãn khoa đưa ra phương pháp kiểm soát và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần sử dụng kính mắt, thuốc nhỏ mắt hoặc có thể phẫu thuật cận thị để kiểm soát và điều chỉnh thị lực.

Tuy nhiên, các phương pháp này không giải quyết được nguyên nhân gây cận thị mà chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, ngoài việc sử dụng kính thì bạn cần có biện pháp ngăn ngừa diễn tiến của bệnh.

  • Người bệnh nên tăng cường các hoạt động ngoài trời để mắt được phóng tầm mắt ra xa. Một số nghiên cứu châu Âu đã chỉ ra việc tiếp xúc với tia UVB trong ánh nắng có thể giảm tỷ lệ mắc cận thị, đặc biệt là lứa tuổi 14-29.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin C, A, E, chất chống oxy hóa, Omega-3… có mặt trong các thực phẩm như: thịt, trứng, cá, các loại hạt, cà rốt, cam quýt, quả mọng…
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học, hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại, giữ khoảng cách từ mắt với máy tính là 25cm, điều chỉnh độ sáng của máy tính phù hợp, áp dụng quy tắc “20-20-20” ( 20 phút làm việc thì cho mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn xa 20 feet - khoảng 6m).
  • Tránh làm việc, đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng để không làm mắt tổn thương nhiều hơn
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ để làm chậm sự tiến triển của cận thị
  • Sử dụng kính phù hợp để làm chậm tiến triển của cận thị, sử dụng kính áp tròng kép lấy nét (trẻ 8-12 tuổi), kính áp tròng cứng thấm khí để làm chậm quá trình nhãn cầu cận thị bị giãn dài

VIII. Bảo vệ thị từ lực sớm và đúng cách giúp phòng ngừa mù lòa

can nang co bi mu khong

Để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra, người cận thị nặng cần có ý thức bảo vệ thị lực ngay từ sớm và đúng cách. Do đó, bên cạnh điều chỉnh lối sống, áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì người bệnh cần chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt để mắt sáng khỏe từ bên trong.

Các nhà khoa học đã chỉ ra tình trạng mờ mắt, mỏi mắt ở người bị cận thị có liên quan đến sự suy giảm của Thioredoxin, một loại protein phân tử quan trọng với mắt. Sự thiếu hụt dưỡng chất này khiến cấu trúc và chức năng của võng mạc, thủy tinh thể bị thay đổi dẫn đến rối loạn và suy giảm thị lực. 

Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học đã tìm ra tinh chất Broccophane có tác dụng tăng tổng hợp Thioredoxin hiệu quả. Broccophane hỗ trợ hạn chế cận thị nặng, hạn chế tăng độ cận, bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc để duy trì thị lực, cải thiện triệu chứng khô, mỏi, đau, chảy nước mắt sống. Đồng thời hỗ trợ phòng các bệnh lý dễ gây mù như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm.

Khám định kỳ hàng năm ít nhất 1 lần để theo dõi tình trạng của mắt, tránh nguy cơ mất thị lực. Nếu mắt của bạn tăng độ nhanh chóng thì cần phải trao đổi với bác sĩ, xem xét có nên dùng kính áp tròng Ortho-k hay các biện pháp khác để kiểm soát cận thị không. Với những người bị cận nặng thì có thể áp dụng phẫu thuật lasik hay phẫu thuật khúc xạ laser. 

Trên đây là một số chia sẻ của Mắt Kính Shady để giúp bạn biết được cận nặng có bị mù không. Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp hạn chế tình trạng mắt cận nặng hơn. Nếu bạn chưa chọn được nơi mua mắt kính cận phù hợp thì có thể tham khảo tại website matkinhshady.com hoặc liên hệ qua số hotline 0903160669 của Mắt kính Shady để được tư vấn chi tiết.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan