Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

CẬN THỊ TẠM THỜI, CẬN THỊ GIẢ LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cận thị giả là thuật ngữ ít người biết đến hoặc lầm tưởng là đang bị cận thị thông thường. Như vậy thực chất cận thị giả là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của loại bệnh này ra sao? Liệu cận thị giả có cần phải đeo kính hay không? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

can thi gia la gi

I. Cận thị giả là gì? Phân loại mức độ của cận thị giả

Cận thị giả, cận thị tạm thời (tên gọi khác là Pseudomyopia) là dạng bệnh lý gây rối loạn thị giác với những dấu hiệu gần giống với mắt cận thị thông thường. Lúc này, hình ảnh của vật thể vẫn hội tụ trước võng mạc giống như bệnh cận thị. 

Tuy nhiên, cận thị giả chỉ xuất hiện khi mắt làm việc quá tải, có thể gây suy giảm thị lực trong thời gian ngắn và tự bình phục. Hiện tượng này còn được các chuyên gia giải thích là do sự co thắt thoáng qua của cơ thể mi, làm tăng công suất khúc xạ của mắt.

Cận thị giả thường được chia thành 2 dạng như sau:

  • Cận thị giả thực thể: Xuất hiện do hệ thần kinh phó bị kích động quá mức hay bị giao cảm. 
  • Cận thị giả cơ năng: Xuất hiện do sự khó chịu nhất thời của mắt hoặc sự mệt mỏi của thị giác.

Cả hai dạng cận thị giả trên rất hay gặp ở những người thường xuyên làm việc quá lâu, học tập trong thời gian dài đòi hỏi mắt phải điều tiết nhiều hoặc tâm lý căng thẳng quá độ khiến suy giảm thị lực.

II. Các dấu hiệu nhận biết cận thị giả, bao lâu thì khỏi bệnh?

Dấu hiệu nhận biết của bệnh cận thị giả tương tự như dấu hiệu bệnh cận thị thông thường. Chính bởi vậy, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này với nhau. Một số biểu hiện cụ thể của cận thị giả như:

  • Mắt nhức mỏi.
  • Chảy nước mắt thường xuyên.
  • Khả năng nhìn xa hay nhìn tập trung vào một điểm kém hơn.
  • Mắt phải nheo lại mới có thể nhìn rõ.

Tuy nhiên, nếu được nghỉ ngơi một cách hợp lý, mắt sẽ cải thiện được thị lực và trở lại bình thường. Ngược lại, nếu mắt bạn vẫn duy trì các dấu hiệu trên thì có khả năng bạn đã mắc chứng cận thị thông thường.

Cận thị giả là triệu chứng gây thay đổi thị lực không mang tính liên tục, do đó, bạn chỉ cần để mắt nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, mắt sẽ tự hồi phục sau một thời gian ngắn mà không cần chữa trị.

>> Cận thị có giảm độ được không

can thi gia la gi

III. Các nguyên nhân gây cận thị giả là gì?

Các nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng cận thị giả có thể kể đến như:

  • Do mắt phải làm việc với cự ly gần trong thời gian dài khiến việc điều tiết diễn ra liên tục dẫn đến mắt nhức mỏi, đau đầu, chảy nước mắt
  • Do sự chủ quan của người bệnh, khi mắt có hiện tượng mờ đi không đến khám tại các phòng khám chuyên khoa mắt 
  • Do mắc một số chứng bệnh như viêm thể mi, chấn thương mắt, dùng Atropine Sulfate 0.01% trong thời gian dài…
  • Giả cận thị thường gặp ở lứa tuổi học sinh và đối tượng nhân viên văn phòng.

IV. Triệu chứng của cận thị giả là gì?

Triệu chứng của bệnh cận thị giả cũng giống cận thị thật như mắt mỏi, nhìn xa không thấy, chảy nước mắt, nhức đầu,... Những trường hợp này đến kiểm tra tại các cửa hàng mắt kính thì rất khó để phân biệt cận thị giả hay thật vì ở đó hầu hết nhân viên ở cửa hàng kính chỉ là kỹ thuật viên nên không đủ chuyên môn để phân biệt.

Mặt khác, khi đo kính cho người cận thị, loạn thị thì việc nhỏ thuốc điều tiết mắt để kiểm tra là bắt buộc. Nhưng thực tế phần lớn các cơ sở khám mắt tư nhân hay các cửa hàng bán kính đều bỏ qua công đoạn này vì sợ mất thời gian. Chính vì không làm đúng quy trình nên kết quả kiểm tra thường không chính xác.

>> Thuốc nhỏ mắt tốt cho người cận thị

can thi gia la gi

V. Các mức độ nguy hiểm của bệnh cận thị giả

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cận thị giả không nguy hiểm hay khó chữa nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách vẫn có thể gây hại đến sức khỏe.

Trước hết, sự suy giảm thị lực do cận thị giả mang lại sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cảnh báo về sức khỏe mắt. Nếu bạn chủ quan và không có chế độ chăm sóc mắt phù hợp cũng như đi khám bác sĩ có thể sẽ dẫn tới chứng cận thị thật.

VI. Cách phân biệt cận thị thật - cận thị tạm thời

Cận thị thật và cận thị giả tương đối giống nhau vì vậy có rất nhiều người khó phân biệt giữa hai tật khúc xạ mắt này. Để phân biệt cận thị thật và cận thị giả, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được các bác sĩ khám và đo thị lực để xác định chính xác bạn có bị cận thị hay không.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tự xác định xem bản thân có bị cận thị giả hay không, có thể tham khảo một số dấu hiệu cận thị giả dưới đây

- Khả năng nhìn xa của mắt kém đi: Các nhân viên văn phòng hay học sinh, sinh viên phải học tập trong thời gian dài, căng thẳng sẽ thường xảy ra tình trạng bị chảy nước mắt hay bị nhức mỏi mắt, khả năng nhìn xa kém hơn và thường phải nheo mắt khi nhìn các vật ở xa.

- Bị nhức mỏi mắt khi đeo kính cận: khi gặp phải các dấu hiệu như không thể nhìn xa, mắt mờ nhiều người sẽ nghĩ mình bị cận thị và ngay lập tức đi đo kính cận để đeo. Tuy nhiên sau từ 1 - 2 tuần đeo kính người bị cận thị giả sẽ cảm thấy nhức mỏi mắt và thường xuyên bị đau đầu. Điều này là bởi số độ của kính không phù hợp với tình trạng của mắt, về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng cận thị thật.

can thi gia la gi

VII. Cận thị giả có nên đeo kính không?

Cận thị giả tuyệt đối không nên đeo kính. Thông thường nhiều người khi thấy mắt có dấu hiệu suy giảm thị lực sẽ sử dụng kính cận để khắc phục tạm thời, tuy nhiên đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.

Trong những ngày đầu đeo kính khi bị cận thị giả, mắt có thể sẽ nhìn tốt hơn và rõ hơn, nhưng chỉ sau 1 - 2 tuần, mắt của bạn sẽ bị nhức mỏi, nhìn mọi thứ mờ dần đi và thường xuyên đau đầu. Nếu bạn vẫn tiếp tục đeo kính, đặc biệt là kính có độ cận không phù hợp, dần dần sẽ gây ra chứng cận thị thật.

VIII. Hướng dẫn điều trị và phòng tránh bệnh cận thị giả

Để sở hữu đôi mắt khỏe hãy tham khảo những cách phòng tránh và điều trị của bệnh cận thị giả sau đây:

1. Cách điều trị cận thị giả

Nếu có triệu chứng suy giảm về thị lực, cần thực hiện một số bài tập thể dục mắt và nghỉ ngơi đúng cách để mắt được thư giãn. Sau thời gian này mà mắt vẫn chưa trở lại bình thường bạn có thể đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Ngoài ra, một số cách điều trị thường được bác sĩ khuyên dùng như:

- Cận thị giả thể nhẹ: Nhỏ thuốc theo chỉ định bác sĩ, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý theo chế độ khoa học.

- Cận thị giả thể nặng: Được chỉ định dùng kính mắt chuyên dụng để hỗ trợ quá trình điều tiết ở mắt một cách nhẹ nhàng hơn và ngừng đeo kính khi mắt đã hồi phục.

2. Cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh cận thị giả

  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, D,... để cải thiện mắt.
  • Học sinh, sinh viên,... nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 - 10 phút sau mỗi giờ học tập và làm việc.
  • Thực hiện các động tác massage, tập thể dục cho mắt mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
  • Nếu có dấu hiệu suy giảm thị lực, bạn có thể nhìn vào các đồ vật có màu xanh lá.
  • Giữ khoảng cách hợp lý và không nhìn quá gần vào vật thể.
  • Làm việc và sinh hoạt trong môi trường có ánh sáng tốt.
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tập thể dục thường xuyên.
  • Ngoài ra,bạn cũng nên đi khám mắt định kỳ từ 3 - 6 tháng để theo dõi sức khỏe mắt. Nên lựa chọn địa chỉ khám uy tín và chất lượng.

>> Cách massage mắt giảm cận thị

can thi gia la gi

Như vật, trên đây là tổng hợp các thông tin về bệnh cận thị giả và một số biện pháp điều trị, phòng tránh dành cho bạn. Hy vọng bài viết này của Mắt kính Shady sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về cận thị giả là gì, đồng thời giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích cho sức khỏe.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan