Loạn thị có tăng độ không? Cách kiểm soát tăng độ loạn thị
Loạn thị là tật khúc xạ hay gặp ở mắt. Loạn thị khiến những hình ảnh người bệnh nhìn thấy bị méo hoặc bị nhòe, không sắc nét. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến loạn thị và cách điều trị loạn thị như thế nào là hiệu quả? Loạn thị có tăng độ không? Hãy tìm hiểu vấn đề này cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về loạn thị
Loạn thị là một bệnh lý về mắt khá phổ biến, liên quan đến tật khúc xạ. Ở mắt người bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc được hội tụ ở đúng một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, ở mắt của người loạn thị thì không. Các tia hình ảnh sẽ được hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc.
Loạn thị khiến mắt không thể nhìn rõ các vật xung quanh dù ở khoảng cách gần hay xa. Sở dĩ như vậy là do hình dạng của giác mạc bị biến dạng. Giác mạc cong không đều ở hai phía khiến khả năng tập trung ánh sáng trên giác mạc bị giảm. Một số nguyên nhân phổ biến sinh ra loạn thị là:
- Do di truyền, bẩm sinh. Khi mới sinh ra đã có những bất thường ở giác mạc, thủy tinh thể bị cong hoặc lệch, nhãn cầu bị phình,…
- Do gặp các chấn thương sau khi phẫu thuật mắt như: rách giác mạc, sẹo giác mạc, điều chỉnh điểm hội tụ quá mức,..
Tuy nhiên, loạn thị hầu hết là do bất thường ở giác mạc. Khi giác mạc không còn giữ được hình dạng chỏm cầu với độ cong hoàn hảo mà nó thay đổi theo từng kinh tuyến.
>> Sự cố nào khi sử dụng kính? Kính bị gãy thì nên sửa như thế nào? Tổng hợp cách sửa gọng kính bị gãy dễ làm
2. Loạn thị có tăng độ không?
Loạn thị có thể tăng độ theo thời gian, tùy thuộc vào hình dạng của giác mạc hoặc thủy tinh thể trong mắt. Loạn thị thường tăng độ ở trẻ em và thanh thiếu niên, và ổn định hơn khi người bệnh trên 18 tuổi.
Để biết chính xác loạn thị có tăng độ không, bạn nên đi khám mắt và đo độ loạn thị. Bạn cũng nên đeo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện thị lực và hỗ trợ mắt giảm điều tiết.
2.1. Đeo kính có làm độ loạn thị tăng lên không?
Theo các bác sĩ nhãn khoa đã xác định, độ loạn hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian và việc đeo kính không làm tăng độ loạn thị. Vì thế, khi phát hiện bị mắc tật loạn thị người bệnh nên đeo kính để mắt có thể nhìn rõ hơn và tránh khỏi việc mắt phải điều tiết quá mức khiến tăng độ loạn thị.
>> Bị cận không đeo kính có tăng độ không?
2.2. Khi nào người loạn thị phải đeo kính
Đeo kính là một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị loạn thị. Thông thường, mắt bị cận từ 1 độ trở lên mới gây xáo trộn thị giác nhiều. Loạn thị có nên đeo kính hay không còn tùy thuộc vào mức độ cận và tình trạng của người bệnh.
- Trường hợp người mắc tật loạn thị cảm thấy tầm nhìn bị hạn chế và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, tốt nhất nên đeo kính để giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều.
- Đối với những người có độ loạn thị thấp, ít khi bị khô, mỏi mắt và vẫn có thể nhìn rõ được các vật thì không nhất thiết phải đeo kính thường xuyên.
- Trường hợp người bệnh thấy xuất hiện tình trạng mỏi mắt, khô mắt đều phải đeo kính dù cho độ cận là lớn hay nhỏ.
>> [Giải đáp] Nguyên nhân gì khiến gọng kính bị mốc xanh? Cách xử lý
3. Cách chọn kính cho người loạn thị
Trước khi lựa chọn sử dụng loại kính nào, khách hàng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa để có lời khuyên chính xác nhất.
Có rất nhiều loại kính cho mắt như kính có gọng, kính áp tròng, kính áp tròng cứng (kính áp tròng đêm ortho-k), tùy vào mong muốn của người sử dụng cũng như lợi ích của từng loại kính mang lại mà bạn lựa chọn cho phù hợp.
Bên cạnh đó, khi cắt kính cần đến những địa chỉ uy tín để tránh mua nhầm kính kém chất lượng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như tình trạng loạn thị, thậm chí xảy ra tình trạng nhược thị.
4. Những phương pháp chẩn đoán tăng độ loạn thị
Khi bị gặp phải các triệu chứng bất thường ở mắt, người bệnh không nên chủ quan. Hãy đến ngay bệnh viện gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra một cách kỹ lưỡng và toàn diện, tránh để lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mắt.
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua các kiểm tra như:
- Kiểm tra thị lực của mắt bằng đo thị lực
- Kiểm tra những vấn đề bất thường ở giác mạc
- Kiểm tra khúc xạ ở thủy tinh thể
- Kiểm tra mức độ tập trung ánh sáng trên giác mạc
Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
5. Các lưu ý giúp kiểm soát tăng độ loạn thị hiệu quả
Để đảm bảo rằng thị lực của mắt luôn hoạt động hiệu quả nhất, người bệnh nên thực hiện các biện pháp dưới đây để kiểm soát tăng độ loạn thị:
– Nên khám sức khỏe và đo mắt định kỳ 6 tháng 1 lần
– Sau phẫu thuật mổ mắt nếu gặp các chấn thương, khả năng hình thành loạn thị sẽ rất cao. Vì vậy, cần được chẩn đoán từ bác sĩ và tiếp nhận phương pháp điều trị kịp thời.
– Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như không xem tivi đọc sách ở khoảng cách quá gần, không sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài,... để mắt có thể nghỉ ngơi và điều tiết vừa phải, tránh gây tổn thương cho mắt
– Bên cạnh đó, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: thịt, cá, cà chua, cà rốt, gấc…
6. Cách điều trị loạn thị
Mục tiêu trong điều trị loạn thị là trung hòa và điều chỉnh độ cong không đều của giác mạc trở lại như bình thường. Giúp cải thiện khả năng nhìn rõ, lấy lại tầm nhìn cho người bệnh loạn thị. Hai phương pháp an toàn và ít gây biến chứng nhất trong điều trị loạn thị hiện nay được cái chuyên gia đưa ra là:
6.1. Đeo kính gọng để hiệu chỉnh
Ngoài đeo kính gọng thì người bệnh có thể lựa chọn đeo kính áp tròng mềm. Đeo kính áp tròng sẽ mang lại sự tự tin và thuận tiện hơn cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Đối với người làm những công việc yêu cầu không được đeo kính có gọng thì kính áp tròng mềm là một giải pháp hợp lý.
Tuy nhiên, đeo kính gọng vẫn là giải pháp hỗ trợ cải thiện thị lực an toàn nhất. Các rủi ro khi tháo kính áp tròng không cẩn thận hoặc không đúng cách được hạn chế tối đa, tránh gây tổn thương cho giác mạc như: trầy xước giác mạc, viêm kết mạc,...
6.2. Điều chỉnh tạm thời hình dạng của giác mạc với kính Ortho-K
Kính chỉnh hình giác mạc Ortho-K là một loại kính tiếp xúc cứng. Nó hoạt động bằng cách điều chỉnh tạm thời độ cong không đều của giác mạc về hình dạng bình thường. Ta sử dụng kính áp tròng cứng Ortho K vào thời gian ngủ ban đêm khoảng 6 – 8 giờ sẽ giúp mắt người bệnh loạn thị có thể nhìn rõ mà không cần phải đeo kính vào ngày hôm sau.
Ngoài 2 phương pháp trên, còn có phương pháp phẫu thuật khúc xạ cũng được áp dụng trong điều trị tật loạn thị. Tuy nhiên phương pháp này sẽ có khả năng xảy ra các rủi ro không mong muốn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề loạn thị có tăng độ không. Nếu bạn đang mắc các bệnh về loạn thị hay nghi ngờ bản thân đang có dấu hiệu tăng độ hãy liên hệ ngay với Mắt kính Shady gặp các bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn trong ngành để kiểm tra và có giải pháp điều trị kịp thời nhé.