Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

CÁC BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM THƯỜNG GẶP HIỆN NAY

Sức đề kháng của trẻ còn khá non nớt nên thường mắc phải các bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về mắt. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi và phát hiện sớm tình trạng bệnh để chăm sóc đúng cách, tránh những ảnh hưởng về thị lực khi trưởng thành. Vậy các bệnh về mắt ở trẻ em gồm những bệnh nào và cách chăm sóc ra sao? Hãy cùng Mắt Kính Shady tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Các bệnh về mắt ở trẻ em phổ biến hiện nay

1. Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ là khuyết tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ, là hiện tượng những giọt nước mắt không thể thoát ra ngoài làm cho đôi mắt bé lúc nào cũng ngập nước, xảy ra với khoảng 6% trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu của tắc tuyến lệ là trẻ thường bị chảy nước mắt và gỉ mắt, mắt lúc nào cũng ướt như vừa khóc. Đặc biệt, mỗi sáng thức dậy mắt bé có nhiều gỉ vàng, dính quanh mí mắt.

benh ve mat o tre em

2. Tật khúc xạ

Tật khúc xạ mắt là một trong những bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp, bao gồm các bệnh lý về mắt như cận, viễn, loạn và chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt. Biểu hiện của bệnh là trẻ thường xuyên nheo mắt, vẹo cổ khi nhìn và nhức đầu.

Bố mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có những phương pháp điều trị sớm và phù hợp. Đồng thời, bạn cũng nên tạo những thói quen sinh hoạt khoa học cho trẻ, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý để các tật khúc xạ không bị nặng hơn.

3. Lác, lé mắt

Mỗi năm có tới 4% trẻ em sinh ra bị lác và đây là một vấn đề của xã hội bởi nó ảnh hưởng tới rất nhiều mặt. Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, người bị lác còn có hiện tượng nhược thị, gây mất mất khả năng nhìn đồng thời bằng 2 mắt và không có thị giác 2 mắt.

Trẻ từ một tháng tuổi trở lên nếu xuất hiện các dấu hiệu lác thì cần được đưa đi khám ngay, điều trị càng sớm càng tốt để tăng cường hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội phục hồi thị giác 2 mắt.

4. Viêm kết mạc do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc có thể là do vi khuẩn từ người mẹ lây sang trẻ trong quá trình sinh hay ảnh hưởng của bệnh tắc tuyến lệ. Biểu hiện của bệnh là mắt thường xuyên chảy nước, đau mắt đỏ, có vảy màu trắng, vàng hay xanh (do bị nhiễm khuẩn).

Vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên qua sát những thay đổi ở mắt của con mình để có thể thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Glocom bẩm sinh

Các triệu chứng của bệnh glocom bẩm sinh bao gồm mắt trẻ to ra bất thường (phần củng mạc ở mắt trẻ đàn hồi nhiều nên áp lực tăng gây mắt giãn lồi, giác mạc to), mắt đục không có độ trong suốt, trẻ hay nheo mắt khi gặp ánh sáng và chảy nước mắt.

6. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non

Nếu trẻ đẻ non, nhẹ cân có nguy cơ cao mắc phải bệnh này do mạch máu võng mạc chưa phát triển hoàn thiện. bạn nên chú ý theo dõi để phát hiện sớm bệnh của con mình, nếu không có thể bị mù vĩnh viễn.

7. Sụp mi bẩm sinh

Dấu hiệu của bệnh thường là mi sa xuống, không có nếp mí rõ ràng, khi nhìn xuống mi trên ít cử động. Sụp mi có thể dẫn tới nhược thị hoặc loạn thị ở trẻ em. cách điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật để trẻ không phải nhăn trán hay ngửa cổ ra phía sau để nhìn.

benh ve mat o tre em

8. Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Nguyên nhân chính của đục thủy tinh thể là do di truyền, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa hay phối hợp các bệnh lý toàn thân. Khi mắc bệnh, mắt trẻ thường có các dấu hiệu như ánh hồng, khi chiếu đèn vào soi thấy có ánh trắng trong mắt. 

Bố mẹ nên phát hiện sớm để điều trị những tổn thương do bệnh gây ra, nếu muộn sẽ không phục hồi được.

9. Ung thư võng mạc

Bệnh này có thể xảy ra 1 hoặc 2 bên mắt, 90% thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi và là khối u ác tính nguyên phát thường gặp nhất ở trẻ. Triệu chứng thường thấy là ánh đồng tử trắng, lác mắt. Ung thư võng mạc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.

10. Nhược thị

Dây là bệnh về mắt mà trẻ em thường mắc phải, có các triệu chứng như mắt kém ở 1 hoặc 2 bên do lác, tật khúc xạ hay một số bệnh lý ở mắt gây nên. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách thì có thể chữa khỏi hoàn toàn cho bé.

11. Bệnh sợ ánh sáng

Biểu hiện của bệnh là mắt trẻ to hơn bình thường ngay khi chào đời và giác mạc giãn lồi, xuất hiện nếp gấp, dần dần giác mạc bị phù và đục, kèm theo đó là hiện tượng sợ ánh sáng và chảy nước mắt. 

Nếu không được phát hiện sớm, thị lực của trẻ rất khó phục hồi. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời bằng phương pháp phẫu thuật thì có thể kích thích mắt trẻ, giúp phục hồi nhanh.

II. Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ mắc các bệnh về mắt

Các bệnh về mắt ở trẻ em thường có dấu hiệu khá rõ ràng, gồm:

1. Ngứa mắt

Khi có những vật lạ như bụi từ môi trường, bụi từ lông thú, chó, mèo,... bay vào mắt trẻ thì sẽ có các triệu chứng như ngứa mắt, mắt đổ ghèn, kéo thành sợi, chảy nước mắt. Lúc này trẻ thường có thói quen dụi mắt gây tổn thương giác mạc, thậm chí, bé còn có thể mắc phải các bệnh nguy hiểm như dị ứng mắt, viêm giác mạc.

benh ve mat o tre em

2. Sợ ánh sáng

Một trong những dấu hiệu mắt phát triển không bình thường là thường chảy nước mắt và sợ ánh sáng. Do đó, cha mẹ cần theo dõi thường xuyên và phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh mắc phải các bệnh nghiêm trọng.

3. Nheo mắt

Nếu trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên có các biểu hiện như nheo mắt, nhức đầu, vẹo cổ thì bố mẹ nên đưa đi khám. Vì đây có thể là các dấu hiệu của một số bệnh về mắt có tính di truyền như viễn thị, loạn hay nhược thị.

IV. Cách chăm sóc khi trẻ mắc các bệnh về mắt

Để bảo vệ thị lực cho con, phụ huynh cần chú ý đến những điều sau đây khi chăm sóc mắt cho trẻ em bị các bệnh như đau mắt, ngứa mắt, dị ứng mắt,…

  • Thường xuyên vệ sinh mắt cho bé, nhẹ nhàng lau sạch các chất bẩn, ghèn, vi khuẩn, virus,… gây nhiễm trùng mắt.
  • Cung cấp cho bé chế độ ăn uống phù hợp, giàu vitamin A có trong các loại thực phẩm như gan, cá, tôm, thịt, trứng, sữa, rau quả, vitamin E,…
  • Đi khám mắt định kì 6 tháng - 1 năm/lần để phát hiện sớm các bệnh về mắt ở trẻ em.
  • Cho mắt nghỉ ngơi đúng cách. Khi làm việc liên tục khoảng 20 phút thì nên cho mắt nghỉ ngơi từ 1 - 2 phút.
  •  Giữ gìn vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn mặt, không đưa tay và các đồ vật bẩn lên mắt, không chơi các trò chơi có thể gây nguy hiểm cho mắt.
  • Ngồi học, làm việc ở nơi có đủ ánh sáng, hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, không gập lưng, không cúi đầu xuống bàn.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chondroitin sulfate, acid amin khi mắt mệt mỏi để nuôi dưỡng và bảo vệ mắt. 
  • Đeo kính mát, đội mũ khi ra ngoài để tránh các tia UVA, UVB gây bỏng mắt, nóng rát mi mắt, làm mắt sưng, ngứa, khô rát.

Trên đây là những thông tin về các bệnh về mắt ở trẻ em và cách chăm sóc đúng cách. Mắt Kính Shady hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết được những bệnh lý về mắt của con mình kịp thời và có phương pháp điều trị để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan