Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

Đục thủy tinh thể là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, khắc phục

Đục tinh thể là một trong những nguyên nhân làm suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa chiếm tỷ lệ cao trên thế giới và Việt Nam. Bệnh này xuất hiện ở hầu hết ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là trên độ tuổi 50. Vậy đục thủy tinh thể là gì? Nguyên nhân dẫn đến đục tinh thể là gì? Hay cùng Mắt Kính Shady tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể hay còn gọi là nhân mắt là dạng thấu kính trong suốt hai mặt lồi bên trong nhãn cầu. Nhiệm vụ của nó là tham gia vào việc điều tiết, là nơi hội tụ những tia sáng bên trên võng mạc, làm cho mắt nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Còn đục tinh thể là hiện tượng mờ đục của thể thủy tinh bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau gây nên.

đục thủy tinh thể là gì

2. Triệu chứng

2.1. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể

Đục tinh thế có những dấu hiệu và triệu chứng mà bạn cần lưu ý và quan sát như:

  • Thị lực giảm từ từ, không có dấu hiệu đau nhức. Nhìn mọi vật mờ hơn mọi khi, ban đầu nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn thấy rõ, về sau nhìn gần hay xa đều mờ và cuối cùng là mù lòa.

  • Lóa mắt: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay đèn sáng ban đêm đều cảm thấy chói mắt, nhưng nhìn trong râm thì sẽ thấy rõ hơn.

  • Giả cận thị: Thường xuyên phải đi đo độ kính, có thể là do thể thủy tinh bị đục và kích thước tăng lên.

  • Song thị một mắt: Khi quan sát một vật sẽ nhìn ra hai hoặc nhiều hình.

2.2. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đục thủy tinh thể

Những biến chứng mà đục thủy tinh thể gây ra là:

2.3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi phát hiện những dấu hiệu hay triệu chứng giống như ở trên thì bạn cần đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được tư vấn và kiểm tra. Được chẩn đoán và đưa ra giải pháp hợp lý sớm sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của bệnh, giúp bạn phục hồi nhanh chóng.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể

Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân mà Shady đã tổng hợp:

  • Đục tinh thể do chấn thương: Sau chấn thương, có thể là do tổn thương về mặt cơ học, tác động vật lý, tác động thẩm thấu nên dẫn đến hiện tượng đục thể thủy tinh xuất hiện.

  • Đục tinh thể do tuổi già: Đây là nguyên thân phổ biến làm giảm thị lực ở những người cao tuổi. Tại Mỹ, chiếm 50% tỷ lệ nhóm người có độ tuổi từ 65 đến 74 mắc phải đục tinh thể. Tại Việt Nam, chiếm 71,3% tỷ lệ đục tinh thể ở những người trên 50 tuổi. Nguyên nhân chính gây đục tinh thể ở người già là do rối loạn quá trình dị hóa glucose trong thể thủy tinh, gây rối loạn quá trình tổng hợp protein của thể thủy tinh.

  • Đục thể thủy tinh bẩm sinh ở trẻ nhỏ: Có thể là do di truyền hay bệnh của phôi trong quá trình mang thai.

  • Đục thể thủy tinh do bức xạ: Bức xạ ion hóa, bức xạ hồng ngoại, tử ngoại và sóng ngắn.

  • Đục thể thủy tinh bệnh lý: Đái tháo đường, thường gặp ở đái tháo đường thực sự (người trẻ bị đái tháo đường không điều chỉnh) và đái tháo đường ở những người già, khi sorbitol tích lũy trong thể thủy tinh cộng với sự biến đổi hydrat hóa sau đó và việc tăng glycosyl hóa protein ở thủy tinh thể của đái đường sẽ thúc đẩy tiến trình của đục tinh thể nhanh hơn ở người già.

Giảm canxi huyết, bệnh này thường diễn ra ở hai mắt, biểu hiện rõ bằng những chấm đục ở vỏ trước và vỏ sau, bên dưới bao thể thủy tinh, thường tách biệt với bao do một vùng còn trong.

  • Đục thể thủy tinh thể sau viêm màng bồ đào: Đục thủy tinh thể thứ phát biểu hiện trên mắt có tiền sử viêm màng bồ đào. Tiêu biểu như đục thủy tinh thể dưới bao sau. Nó có thể thay đổi ở mặt trước thể thủy tinh với các chấm sắc tố, đám dính mống mắt và bao trước thể thủy tinh. Đục thể thủy tinh sau viêm màng bồ đào có khả năng dẫn đến đục chín.  

  • Đục thủy tinh thể do thuốc: Các loại thuốc Corticosteroid, Phenothiazin (nhóm thuốc tâm thần), Amiodarone - Thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc kháng Cholinesteraza, thuốc co đồng tử,...  

  • Đục thủy tinh thể do hóa chất: Thông thường bỏng mắt do kiềm có khả năng dẫn đến đục thủy tinh thể, tuy nhiên bỏng mắt do axit sẽ ít gây ra đục thể thủy tinh.

  • Đục thủy tinh thể sau chấn thương xuyên: Trường hợp này thường xảy ra ở vị trí bị rách, phát triển dẫn đến đục hoàn toàn. Vết thương nhỏ trên bao trướng đôi khi sẽ tự lành để lại vùng đục nhỏ ổn định.

Còn khi bao thể thủy tinh rách rộng, các mảng chất thể thủy tinh sẽ lan qua vết rách của bao và tràn vào trong tiền phòng. Những chất men của thủy dịch có khả năng làm đục và làm tiêu các mảng thể thủy tinh.

đục thủy tinh thể là gì

4. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) bệnh đục thủy tinh thể

  • Tia cực tím, tia tử ngoại, tia X.
  • Tiểu đường dẫn đến đục dạng vỏ.
  • Thuốc corticoid thường gây đục bao sau.
  • Di truyền một số gen lặn.
  • Uống rượu, hút thuốc.
  • Chế độ ăn: Thiếu vitamin C, E,…

5. Bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm như thế nào?

Nếu để tình trạng mắt bị đục thủy tinh thể diễn ra quá lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ra nhiều hệ lụy về sau. Điển hình như, nếu để lâu sẽ dẫn tới tăng nhãn áp, làm vỡ bao và phản ứng màng bồ đào, mắt không có khả năng điều tiết dịch nên người mắc phải cảm thấy đau nhức dữ dội.

Bên cạnh đó, để lâu trong thời gian dài sẽ làm teo thần kinh mắt, khó có khả năng phục hồi trở lại cho dù đã phẫu thuật. 

Thủy tinh thể nếu để đục lâu sẽ trở nên cứng và dẫn tới viêm, đồng tử dính lại, mắt bị thoái hóa, sẽ gặp nhiều khó khăn khi phẫu thuật. Do vậy, nếu có thể thì nên mổ càng sớm càng tốt tránh để nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt.

đục thủy tinh thể là gì

6. Chẩn đoán bệnh

Để biết chính xác thủy tinh thể có bị đục hay không, bác sĩ sẽ xem qua lịch sử về các bệnh lý, sau đó mới tiến hành kiểm tra mắt. Có 2 loại xét nghiệm thông thường khi đi khám, cụ thể là:

  • Kiểm tra thị lực: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cả hai mắt qua phác họa biểu đồ hay thiết bị chuyên dụng và bảng chữ cái giảm dần. Nhờ vào các thông số đó, bác sĩ sẽ chuẩn đoán được thị lực của bạn.

  • Kiểm tra mắt bằng kính hiển vi: Kính hiển vi giúp phóng to những cấu trúc bên trên của mắt, từ đó bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng những dấu hiệu bất thường bên trong mắt.

7. Khắc phục đục thủy tinh thể

7.1. Sử dụng kính hỗ trợ

Ở giai đoạn đầu, vì mắt vẫn chưa suy giảm đáng kể nên bác sĩ sẽ cho người bệnh đeo kính hoặc dùng kính lúp song song với việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt. Ngoài ra, người bệnh cần làm việc trong môi trường cung cấp đầy đủ ánh sáng để giảm việc rối loạn thị giác.

đục thủy tinh thể là gì

7.2. Phẫu thuật

Nếu người mắc phải đục thủy tinh thế không thể uống thuốc và đeo kính thì cần phẫu thuật thay thế thủy tinh thể nhân tạo. Hiện nay, phẫu thuật Phaco là phương pháp an toàn và hiệu quả được nhiều người lựa chọn.

8. Biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa đục thủy tinh thể thì nên làm gì? Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn giảm thiểu tối đa của loại bệnh này.

  • Nên phòng đục thủy tinh thể từ sớm bằng việc đi thăm khám ngay khi bắt gặp những dấu hiệu như quan sát vật thể bị mờ nhòe, nhức mỏi mắt, mắt khô, rát mắt,...

  • Người bị cao huyết áp, tiểu đường,...cần nói ngay với bác sĩ về những dấu hiệu đang gặp để phát hiện sớm các biến chứng có thể ảnh hưởng đến mắt.

  • Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, sắp xếp chế độ ăn hợp lý, đa dạng thực phẩm, vitamin,...

  • Mang kính khi ra ngoài tránh các loại tia của ánh nắng mặt trời và khó bụi, sử dụng những thiết bị chuyên dụng nhằm phục vụ tính đặc thù công việc.

  • Loại bỏ những thói quen gây ảnh hưởng không tốt để thủy tinh thể như rượu, bia, thuốc lá,...

9. Câu hỏi về đục thủy tinh thể

9.1. Chế độ ăn uống cho người sau phẫu thuật đục thủy tinh thể?

Sau khi mổ đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô thì bệnh nhân vẫn ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như vitamin A, B, C,...như là cà chua, cà rốt, bơ, các loại hạt, súp lơ, cải xoăn,...

Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng,...

đục thủy tinh thể là gì

9.2. Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Theo các số liệu thống kê, nguyên nhân gây mù lòa chủ yếu là đục thủy tinh thể chiếm 66,1%, xếp sau là glaucoma, bệnh lý đáy mắt, tật khúc xạ,...

Nếu phát hiện chậm trễ, chủ quan hoặc phớt lờ những dấu hiệu của bệnh trong thời kỳ đầu thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa.

Ngày nay, cườm khô đang càng ngày trẻ hóa, nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị sớm thì sẽ là tổn thất lớn đối với nguồn nhân lực xã hội.

10. Tổng kết

Với những thông tin mà Mắt Kính Shady cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc đục thủy tinh thể là gì, nguyên nhân gây ra loại bệnh này và mức độ nghiêm trọng của nó khi để quá lâu trong thời gian dài. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích mỗi ngày nhé.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan