Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

Mí mắt bị sưng: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa

Tình trạng sưng mí mắt xảy ra thường đến từ có tác nhân gây hại bên ngoài, thoái qua sinh hoạt hằng ngày, hoặc do mắc phải một bệnh lý về mắt. Dù nguyên nhân là gì thì bị sưng mí mắt luôn gây ra sự bất tiện và khó chịu cho người bệnh ảnh hưởng nhiều đến hoạt động học tập và làm việc. Hãy cùng Mắt kính Shady tìm hiểu chi tiết về tình trạng mí mắt bị sưng thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Mí mắt bị sưng là gì?

Sưng mí mắt là tình trạng mí mắt trên, dưới hoặc cả hai bị phù và sưng lên. Khi bị sưng mí, bạn có thể trải qua các triệu chứng bao gồm cộm, ngứa, đau, rát, và thậm chí có thể không thể mở mắt ra được. 

Hầu hết các trường hợp mí mắt bị sưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một tín hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý mắt và nên được chữa trị càng sớm càng tốt.

mi mat bi sung

II. Một số dấu hiệu thường gặp khi sưng mí mắt

Mí mắt bị sưng luôn khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến tầm nhìn, và một số dấu hiệu đi kèm khác có thể gặp như:

  • Nhức mắt: không những làm cho mắt sưng húp lên mà còn gây ra cơn đau nhức nhối khó chịu.
  • Ngứa mắt: thường xuất phát từ các tác động của môi trường bên ngoài như khói, bụi, …
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Bắt gặp ánh sáng với cường độ mạnh người bệnh sẽ nhíu lại, khó nhìn rõ được.
  • Không kiểm soát được nước mắt: nếu gặp phải tình trang kích thích quá mức làm cho nước mắt tiết ra không ngừng khó kiểm soát.
  • Mắt đỏ: Sưng mắt có thể xuất hiện thêm một vài chấm đỏ xuất huyết quanh mắt.
  • Đổ ghèn: lúc này ghèn mắt tiết ra nhiều hơn bình thường, và đi kèm với đó là dịch tiết khác.
  • Khô mắt: cảm giác khô rát do thiếu hụt độ ẩm, các chất tiết để bôi trơn bề mặt nhãn cầu.
  • Đau nhức:Làm cho người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, đau nhức vùng quanh mắt, thậm chí còn gây nên tình trạng đau đầu.

mi mat bi sung

III. Nguyên nhân làm cho mí bị sưng mắt

Sưng mí mắt thường được cấu thành từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gồm:

1. Ảnh hưởng từ các tác nhân môi trường

Các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh chúng ta như: Bụi bẩn, ô nhiễm từ phương tiện giao thông, mỹ phẩm, vật nuôi, phấn hoa, thời tiết, ....Những điều này tưởng chừng vô hại nhưng khi vô tình bay vào mắt rất có thể sẽ gây ra tình trạng dị ứng mắt.

Dị ứng mắt thường bắt gặp nhiều hợp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Lúc này sẽ đi kèm với một số triệu chứng đặc biệt khác như: Ngứa mắt, đỏ, cộm, xốn, chảy nước mắt không ngừng,...

mi mat bi sung

Đối với các ngành nghề đặc thù như hàn, xì, hồ điện quang,... thường xuyên tiếp xúc với tia hàn, bụi kim loại, mạt sắt, tia UV...hoặc không được trang bị các đồ bảo hộ lao động, kính mắt đầy đủ cũng là nguyên do gây nên tình trạng sưng, đỏ mắt. Hay trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày, mắt vô tình bị va đập, có dị vật xâm nhập vào … làm tổn thương gây sưng, đau vùng mắt.

Ngoài ra, mắt vô tình bị một số loài côn trùng đốt như ong, muỗi, kiến... sẽ khiến cho mắt bị sưng húp lên đi kèm với đó là cảm giác đau, nhức. Hiện tượng mắt bị ngứa, sưng có thể đến từ việc dùng một số loại thuốc có thành phần gây kích ứng.

2. Thói quen làm việc, sinh hoạt không khoa học

  • Căng thẳng quá mức: Áp lực từ cuộc sống, công việc, học tập...làm cho chúng ta rơi vào tình trạng stress, mệt mỏi, mất ngủ... đôi mắt cũng không được nghỉ ngơi đúng cách phải chịu áp lực lớn gây ra tình trạng sưng mí mắt trên.
  • Kiệt sức: Khi đang ở trong tình trạng kiệt sức quá mức, các mô ở mắt sẽ xảy ra hiện tượng giữ nước qua đêm khiến cho mắt bị sưng vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Khóc nhiều: Khi cảm xúc không thể kìm nén thời gian khóc kéo dài, máu trong cơ thể sẽ tăng cường tới các mô ở khu vực mắt. Từ dẫn đến tình trạng các mao mạch quanh mắt bị vỡ làm tròng mắt đỏ ngầu, mí mắt phù lên và đau nhói.

mi mat bi sung

  • Thời gian ngủ quá nhiều hoặc quá ít: Giấc ngủ tốt nhất nên duy trì từ 7-8 tiếng để cơ thể có khoảng thời gian nghỉ ngơi, mắt lúc này cũng được thả lỏng và hồi phục. Ngủ quá ít không đủ thời gian để mắt nghỉ ngơi hay ngủ quá nhiều khiến mắt bị giữ nước gây ra hiện tượng mí mắt sưng phù vào buổi sáng hôm sau.
  • Dễ kích ứng khi dùng kính áp tròng: Bản chất của kính áp tròng là áp sát vào giác mạc, nếu người dùng có thói quen đeo kính qua đêm, hoặc đeo sai cách, vệ sinh kính không đúng cách sẽ vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây kích ứng sưng mí mắt trên.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích: Uống quá nhiều rượu bia gây ngộ độc thần kinh thị giác do lượng tích trữ còn không được đào thải dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở mắt gây sưng, nhức.
  • Hút thuốc lá: Lạm dụng thuốc lá khiến mắt suy yếu, xuất hiện nhiều bệnh lý ở mắt gây sưng mắt. Đặc biệt, các chất có trong thuốc lá liên quan trực tiếp đến bệnh đục thủy tinh thể, nguyên nhân chính gây mù lòa đứng đầu trên thế giới.

3. Nguyên nhân từ các bệnh lý ở mắt

Sưng mí mắt có thể là dấu hiệu báo động của một bệnh lý ở mắt như:

  • Lẹo mắt: Đây là một căn bệnh nhiễm trùng ở mắt thường xảy ra ở vị trí tuyến đầu của hoặc gặp phải ở gốc mi của mắt. Ban đầu sẽ thấy xuất hiện một số nốt đỏ, sưng nhẹ. Sau đó, nốt đỏ này sẽ phát triển dần thành mụn mủ, có nhân. Bệnh lý này thường xuất hiện đa số ở mí trên, dễ lây lan và có thể bị tái phát nhiều lần.
  • Chắp mắt: Bệnh lý này xảy ra là do tuyến bã nhờn ở mi mắt bị bít tắc. Dễ nhầm lẫn với bệnh lẹo mắt, tuy nhiên thường sẽ không gây nhiễm trùng ở mắt. Dấu hiệu của người bị chắp mắt là xuất hiện một nốt mụn mủ, có kích thước lớn ở phần mắt nhưng sẽ ít gây hại và cũng bị tái lại nhiều lần nếu bạn không có biện pháp chữa đúng cách.

mi mat bi sung

  • Viêm nhiễm mô tế bào hốc mắt: Bệnh lý này gây nhiễm trùng sâu, xuất hiện tình trạng sưng húp mắt, gây đau đớn cho người bệnh và dễ lây lan.
  • Đau mắt đỏ: Thường do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây hại từ môi trường...gây ra. Dấu hiệu điển hình là: nổi gân đỏ, sưng, nhức mắt, đổ ghèn, dịch tiết nhiều... và khả năng lây lan tương đối nhanh.
  • Bệnh tuyến giáp: Nguyên nhân của bệnh này là do rối loạn nội tiết làm cho tuyến giáp hoạt động quá công suất, sinh ra chất chống nhiễm trùng mắt khiến mắt của bị sưng và viêm.
  • Viêm bờ mi: Bệnh lý này  thuộc loại bệnh mãn tính, làm cho mí mắt tiết nhờn và kết vảy ở quanh vùng lông mi. 
  • Tắc tuyến lệ: là tình trạng tuyến lệ bị bít, tắc nghẽn,  không thể tiết nước mắt. Khi đó, mí mắt đau nhức, đỏ ửng, mắt có thể bị dử nhiều, kể cả ban ngày.
  • Bệnh Herpes mắt: là bệnh lý do virus Herpes gây nên khi xâm nhập vào mắt và vùng xung quanh. Triệu chứng là xuất hiện mụn rộp nhỏ, sưng đỏ, nhưng không có các tổn thương rõ ràng,

Chú ý: Nếu sưng mí mắt là do chắp, lẹo tuyệt đối không được tự ý nặn nốt mụn vì việc này có thể khiến tình trạng của bạn trở nặng hơn đấy. Trong mọi trường hợp việc tháo mũ đều cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

IV. Sưng mí mắt có liệu nguy hiểm không?

Sưng mí mắt là một hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đây chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với một số yếu tố như nhiễm trùng, dị ứng, thiếu ngủ, hoặc chất gây kích ứng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn phải tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh để biết được vấn đề mình đang gặp phải có nguy hiểm nhiều hay không. 

  • Nếu do thói quen sống hay các dị nguyên gây kích ứng như hạt bụi nhỏ bay vào mắt thì nó thường không quá nguy hiểm, chúng ta có thể tự xử lý tại nhà và chờ tình trạng này thuyên giảm. 
  • Do côn trùng đốt vào mắt thì bạn cần xem đó là loài gì, có độc không. Trong quá trình tự sơ cứu tại nhà mà tình trạng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ để kiểm tra, tuyệt đối không tự xử lý y tế tại nhà có thể đẩy tình trạng mắt nặng thêm.
  • Với trường hợp sưng mắt kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, còn xu hướng gia tăng cấp độ nặng mà không xác định được nguyên do thì bạn nên đến ngay tới cơ sở y tế để thăm khám. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh về mắt.

V. Mí mắt bị sưng phải làm sao?

Không phải trường hợp sưng mắt nào cũng cần đến gặp bác sĩ. Đối với các nguyên nhân đến từ môi trường hay thói quen sinh hoạt không tốt hằng ngày bạn có thể tự khắc phục tại nhà. 

  • Nếu nguyên nhân là do bị kích ứng từ môi trường thì việc đầu tiên là bạn cần vệ sinh mắt thật sạch, chườm giảm sưng, và chờ tình trạng này thuyên giảm dần.
  • Nếu nguyên do từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bạn cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng bồi bổ cho cơ thể  giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất rất có lợi cho mắt. Cùng với đó có thể kết hợp thêm việc chườm mắt, đắp túi trà, dưa leo... để thúc đẩy thời gian phục hồi diễn ra được nhanh chóng hơn.

Lưu ý cần theo dõi mắt hàng ngày, nếu tình trạng sưng không thuyên giảm hoặc trở nặng bạn cần gặp ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

mi mat bi sung

Với những trường hợp không xác định được nguyên nhân vì sao mắt sưng. Thời gian kéo dài, hay trở nặng hơn kèm theo các dấu hiệu như: Đau mắt, đau đầu, sưng nặng, sốt... Bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện khám mắt để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị thích hợp.

Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau cho bệnh nhân. Nếu do dị ứng thì bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin; nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thì cần dùng đến thuốc kháng sinh; rối loạn nội tiết thì phải phẫu thuật kèm theo nhiều loại thuốc khác nhau.

VI. Sưng mí mắt trên và ngứa bao lâu thì khỏi?

  • Thời gian để khỏi mí mắt sưng và đau phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu do dị ứng hay cọ xát, bạn có thể làm giảm sưng mí mắt trong vài giờ bằng cách chăm sóc tại nhà hoặc dùng thuốc kháng dị ứng không cần đơn.
  • Nếu do nhiễm trùng nhẹ hoặc tuyến dầu nhờn bị tắc, bạn có thể cần từ 1 đến 3 tuần để hết sưng mí mắt nếu điều trị đúng cách. Còn nếu do viêm mô tế bào, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để khỏi và phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu do ăn mặn gây phù nề, ứ nước, bạn có thể hồi phục trong 24 giờ nếu uống nhiều nước và giảm lượng muối ăn.

VII. Tìm hiểu biện pháp phòng ngừa sưng mí mắt

Nếu nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt hay tác nhân từ môi trường bên ngoài thì bạn vẫn có thể phòng ngừa được. Sau đây sẽ là một số chia sẻ về các biện pháp mà bạn có thể áp dụng:

  • Từ bỏ thói quen dụi mắt: Khi dụi mắt bạn bạn đã vô tình đưa các vi khuẩn, virus ký sinh vào trong khiến chúng dễ dàng xâm nhập gây hại cho mắt. Nên là sạch tay trước khi đưa tay lên mắt. 
  • Vệ sinh mắt mỗi ngày: Điều này giúp loại bỏ các tác nhân gây hại từ môi trường, duy trì được một đôi mắt tinh anh.
  • Đeo kính râm khi ra ngoài: Thiết lập thói quen đeo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt tránh ánh sáng mạnh từ mặt trời, bụi bẩn môi trường.

mi mat bi sung

  • Sử dụng đúng cách kính áp tròng: Nên tuân theo sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, vệ sinh kính hàng ngày để đảm bảo an toàn cho đôi mắt.
  • Ngủ đủ giấc: Khi đó mắt sẽ có thời gian giúp ổn định lại quá trình trao đổi chất để khởi động ngày mới là một đôi mắt khỏe đẹp.
  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: cung cấp đủ các loại dưỡng chất chứa nhiều vitamin A, E tốt cho mắt như: rau xanh, củ cà rốt, thịt đỏ, hoa quả mọng... 
  • Hạn chế rượu, bia, thuốc lá... là một trong những nguyên nhân gây hại cho mắt.
  • Nếu phải trang điểm, cần tẩy trang đúng quy trình để hạn chế khả năng gây viêm ở mi gây sưng và phù nề mi.
  • Khám mắt thường xuyên theo định kỳ: Thiết lập thói quen khám mắt định kỳ hàng năm để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt cũng như phát hiện sớm các bệnh lý nếu có để có biện pháp trị liệu thích hợp, hạn chế tối đa các biến chứng trầm trọng hơn.

Thông qua bài viết này, Mắt kính Shady đã giới thiệu đến quý đọc giả một số thông tin cần thiết về tình trạng mí mắt bị sưng. Mong rằng bạn sẽ bỏ túi thêm cho mình các mẹo nhỏ trong cuốn cẩm nang sức khỏe của mình. 

Mắt kính Shady hiện đang là top đại lý hàng đầu Việt Nam, tại đây các dịch vụ như đo - khám - tư vấn đều hoàn toàn miễn phí, sản phẩm đa dạng và hàng ngàn ưu đãi khác khi mua hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một chiếc mắt kính thì còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua Website: matkinhshady.com hoặc số Hotline: 0903160669 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhất.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan