Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

Bị mụn lẹo ở mắt phải làm sao? 8 mẹo dân gian hay trị mụn lẹo

Bị mụn lẹo ở mắt phải làm sao? Phần lớn các trường hợp mắt bị lẹo sẽ khỏi sau một vài ngày mà không cần phải điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, trường hợp mắt lẹo to, không hết sau một tuần và gây đau, khó chịu,... thì người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các cách chữa lẹo mắt đơn giản ngay tại nhà như trong bài viết dưới đây.

bi mun leo o mat phai lam sao

1. Bị mụn lẹo mắt là gì? Các dạng thường gặp

Mụn lẹo mắt (còn gọi là mụt lẹo mắt) là hội chứng viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo khiến mi mắt sưng đỏ, đau và nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu khi nháy mắt hoặc có cảm giác cộm như có bụi trong mắt. 

Ngoài ra, tại chỗ đau có thể sưng lên khối mủ đỏ như mụn nhọt. Tuy nhiên, sau 3 - 4 ngày lẹo sẽ vỡ mủ và xẹp nhưng nó lại có thể xuất hiện ở vị trí khác trên mắt. Đặc điểm của lẹo là rất hay tái phát và có thể bị ở một hoặc hai mi mắt.

Có 3 dạng lẹo mắt thường gặp là:

  • Mụn lẹo bên ngoài: Là nốt đỏ ở bờ mí mắt, rắn và to cỡ hạt đậu, đa phần do nhiễm trùng tuyến Meibomius gây ra.

  • Mụn lẹo bên trong: Thường nằm ở mặt trong, tại phần kết mạc của mi, lật mi ra mới thấy mụn lẹo hoặc đầu mủ trắng của nó. Mụn này xuất hiện do quá trình gây viêm của tuyến Zeiss

  • Đa lẹo: Là trường hợp cả hai mí mắt đều xuất hiện nốt mụn.

2. Một số nguyên nhân gây ra mụn lẹo ở mắt

bi mun leo o mat phai lam sao

  • Do vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) gây ra (chiếm từ 90 - 95%)

  • Người đang bị viêm bờ mi sẽ có nguy cơ bị lẹo mắt cao hơn

  • Cơ thể thiếu nước và căng thẳng

  • Do thay đổi hormone cũng dẫn đến lẹo mắt

  • Thường xuyên sử dụng chung khăn với người bị lẹo mắt

  • Bị rối loạn tiêu hóa

  • Ăn quá nhiều đồ cay nóng

  • Sử dụng mút tán mỹ phẩm không vệ sinh sạch sẽ

3. Dấu hiệu nhận biết bị lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt xuất hiện với mụn mủ nhỏ màu vàng nhạt ở khu vực gốc lông mi có huyết xung quanh, mụn chai cứng và phù nề. Sau 1 - 2 ngày, mắt sẽ thấy hơi cộm, có thể chảy nước mắt. Tình trạng viêm có thể nghiêm trọng hơn, đôi khi kèm theo ớn lạnh và sốt. Kiểm tra kết mạc sẽ thấy một vùng nhỏ màu vàng nhô lên từ nốt lẹo. Lẹo mắt có thể tự vỡ hoặc tự tiêu, dịch từ lẹo vỡ ra cần phải xử lý sạch.

bi mun leo o mat phai lam sao

4. Top 8 mẹo chữa lẹo mắt đơn giản và hiệu quả tại nhà

4.1. Sử dụng lá trầu không để trị lẹo mắt

Theo Đông y, lá trầu không có tác dụng sát trùng và tiêu viêm hiệu quả. Vì thế, người ta tin dùng lá trầu không để chữa lẹo mắt. Với cách này bạn chỉ cần thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không rồi giã nát

  • Bước 2: Sau đó, hòa chung lá trầu không đã giã với nước sôi

  • Bước 3: Tiếp theo, bạn có thể xông mắt bị lẹo với nước lá trầu không

  • Bước 4: Thực hiện chữa trị đều đặn 3 lần/ngày, nốt mụn lẹo của bạn sẽ xẹp đi nhanh chóng.

bi mun leo o mat phai lam sao

4.2. Mẹo chữa lẹo mắt bằng nghệ

Nhờ đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn cao mà nghệ cũng được dùng để chữa nốt lẹo mắt. Bạn có thể dùng nghệ để trị lẹo mắt theo cách sau:

  • Bước 1: Rửa nghệ thật sạch và giã nát

  • Bước 2: Sau đó, cho thêm chút nước vào nghệ để tạo hỗn hợp sệt

  • Bước 3: Tiếp theo, dùng một tấm vải mỏng, sạch đắp lên vùng mắt bị lẹo rồi đắp hỗn hợp vừa làm lên tấm vải

  • Bước 4: Để yên trong vòng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm

  • Bước 5: Bạn nên lặp lại các bước này 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

bi mun leo o mat phai lam sao

4.3. Trị lẹo mắt bằng trứng gà

Mỗi khi bị lẹo mắt, bạn có thể lấy một quả trứng gà, luộc chín, lột vỏ và lăn đều nó lên vùng nổi mụn lẹo cho đến khi trứng nguội hẳn.

bi mun leo o mat phai lam sao

4.4. Mẹo chữa lẹo mắt bằng đũa

Trong dân gian, người ta thường dùng phương pháp trị lẹo mắt bằng đũa này, tuy đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Để áp dụng cách này, bạn chỉ cần hơ 1 chiếc đũa lên bếp lửa hoặc than hoa cho nóng. Sau đó, quấn chiếc đũa vào một miếng vải sạch.

Rồi tiến hành lăn đều lên vùng bị lẹo mắt, cách này sẽ giúp mắt bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn nên kiên trì thực hiện 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

bi mun leo o mat phai lam sao

4.5. Chữa lẹo mắt bằng trà túi lọc

Với cách này bạn chỉ cần cho một túi trà xanh vào nước nóng, sau đó lấy túi trà ra để nguội khoảng 1 phút rồi đắp lên mắt.

Tinh chất trong trà sẽ giúp giảm sưng, kháng viêm và cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, mỗi túi trà bạn chỉ nên đắp cho một bên mắt để tránh lây lan vi khuẩn và đắp khoảng từ 5 - 10 phút.

bi mun leo o mat phai lam sao

4.6. Dùng lá ổi để chữa mụt lẹo mắt

Lá ổi có tính kháng khuẩn rất mạnh và được sử dụng như một liều thuốc chống viêm hiệu quả. Vì thế mà có rất nhiều người đã dùng lá ổi để trị lẹo mắt. Để chữa lẹo mắt bằng lá ổi bạn có thể làm theo như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần lấy lá ổi rửa sạch và để ráo nước. 

  • Bước 2: Đắp lá ổi lên vùng mí mắt bị lẹo khoảng 10 phút.

  • Bước 3: Áp dụng cách này 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

bi mun leo o mat phai lam sao

4.7. Chữa lẹo mắt bằng nha đam

Bạn có thể chữa lẹo mắt bằng nha đam với các bước sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn lấy lá nha đam rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lát mỏng. 

  • Bước 2: Bạn đắp trực tiếp lát nha đam lên vùng nổi mụn lẹo, giữ yên và thư giãn trong vòng 15 phút. 

  • Bước 3: Cần lặp lại 3-4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

Lưu ý: Khi dùng cách này, bạn nên nhắm chặt mắt, tránh để nhựa nha đam chảy vào mắt gây đau.

bi mun leo o mat phai lam sao

4.8. Chữa lẹo mắt bằng sữa đậu nành

Đậu nành không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà nó còn có thể dùng để chữa lẹo ở mắt rất hiệu quả.

Khi bị lẹo mắt, bạn có thể dùng sữa đậu nành nóng pha cùng 1 muỗng cà phê mật ong và 2 muỗng cà phê mè đen. Ngoài ra, bạn nên uống sữa đậu nành đã pha sau mỗi bữa ăn sáng cho đến khi mụn lẹo hết hẳn.

bi mun leo o mat phai lam sao

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi bị lẹo mắt và cảm thấy quá đau, bạn có thể thử sử dụng thêm thuốc kháng sinh để làm sạch và giúp vết thương nhanh lành hơn. Bạn nên kết hợp nó với việc dùng thuốc nhỏ mắt và nước muối sinh lý để làm sạch mắt.
 
Cần lưu ý rằng, một khi sử dụng thuốc, bạn cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn. Tuyệt đối không sử dụng thuốc quá hạn hoặc đã mở lâu ngày, vì điều này không chỉ không giúp ích mà còn có thể gây hại cho gan.

Lập tức đi khám bác sĩ nếu bạn gặp phải các tình trạng sau:

  • Mụn lẹo kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm

  • Xuất hiện tình trạng chảy máu ở vị trí mủ

  • Không chỉ tầm nhìn mà còn gây ảnh hưởng đến thị lực

  • Mẩn đỏ nổi lên ở má hoặc các bộ phận khác trên khuôn mặt.

Trong những trường hợp này, việc kiểm tra và tư vấn của bác sĩ sẽ giúp bạn được chẩn đoán và điều trị đúng cách để mắt khỏi bệnh nhanh chóng.

6. Chế độ dinh dưỡng khi bị lẹo mắt

Tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho tình trạng lẹo mắt nhanh khỏi hơn. Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên và tránh ăn khi bị lẹo mắt:

6.1. Những thực phẩm nên bổ sung

  • Khi bị mụt lẹo mắt, người bệnh nên bổ sung thực phẩm có chứa các loại vitamin tốt cho mắt, chẳng hạn như vitamin A (có trong cà rốt, mồng tơi, rau ngót, cải bó xôi, khoai lang, bí đỏ, gan, ớt chuông, dầu cá…), vitamin C (trong cam, dâu, quýt, đu đủ…), vitamin E (ở cà chua, hạnh nhân, hạt bí, quả bơ…). 

  • Thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, nấm, các loại hạt,... giúp tăng cường liên kết mô da, cải thiện tình trạng viêm kết mạc, và hỗ trợ quá trình chữa lành các tổn thương ngoài da.

  • Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp tăng cường khả năng chống viêm và làm mát cơ thể.

  • Người bệnh cũng có thể sử dụng số thực phẩm giúp làm mát cơ thể, giảm viêm sưng như lê, đậu xanh, hạt sen, hạt chia, khổ qua…

6.2. Bị lẹo mắt kiêng ăn gì?

  • Mặt khác, người bệnh nên tránh ăn thực phẩm có tính nóng, làm tăng nhiệt, dễ sưng viêm như xoài, ổi,... đồ cay nóng như hành, thịt dê, hải sản. 

  • Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế uống đồ uống có cồn, gas, nhiều đường làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể hoặc những thực phẩm nhiều muối, chế biến sẵn.

7. Cách chăm sóc mắt khi bị lẹo

Khi bị nổi lẹo mắt, điều đầu tiên cần bình tĩnh, không dụi mắt, không tự ý bôi bất kì thứ gì lên mắt vì sẽ khiến tình trạng lẹo mắt trầm trọng hơn.

Người bị lẹo mắt có thể tự chăm sóc lẹo mắt tại nhà bằng những cách sau:

  • Rửa sạch mắt nhẹ nhàng, rửa sạch kẽ của lông mi, giúp thông thoáng hơn.

  • Dùng khăn sạch nhúng qua nước ấm, vắt khô và đắp lên mắt khoảng 5 - 10 phút. 

  • Hạn chế dùng tay chạm vào mắt, khi cần chạm vào mắt cần rửa sạch tay.

  • Không cố nặn lẹo mắt sẽ khiến tình trạng lẹo nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí tổn thương mắt. 

  • Không nên trang điểm cho đến khi lẹo mắt lành.

  • Rửa mặt sạch trước khi ngủ để loại bỏ bụi bẩn. 

8. Các cách phòng ngừa lẹo mắt

Lẹo mắt là một bệnh lý rất dễ mắc phải nếu bạn không giữ vệ sinh mắt cẩn thận. Vì vậy, để phòng tránh bệnh này bạn nên:

  • Hạn chế đưa tay lên chà và dụi mắt.

  • Dùng kính mát mỗi khi đi đường để bảo vệ mắt khỏi bụi và ô nhiễm không khí.

  • Nếu có trang điểm, bạn nên tẩy trang cẩn thận

  • Tuyệt đối không dùng chung khăn lau, đồ trang điểm mắt hoặc khăn tắm.

9. Giải đáp câu hỏi thường gặp về lẹo mắt

9.1. Lẹo mắt có giống chắp mắt không?

Lẹo mắt và chắp mắt là hai bệnh khác nhau nhưng lại rất khó phân biệt. Chắp mắt xuất hiện giữa mí mắt và xung quanh tuyến bã nhờn. Chắp mắt do sự phân hủy của các chất tiết trong tuyến dầu ở mắt bị rỏ rỉ hoặc tắc nghẽn gây sưng nhưng ít cảm thấy đau. Chắp mắt phát triển thành nốt u hạt không đau được coi là tình trạng viêm mãn tính, vô khuẩn, trong khi đó lẹo mắt hình thành do nhiễm khuẩn ở bờ mi hoặc tuyến dầu. 

bi mun leo o mat phai lam sao

9.2. Lẹo mắt tự khỏi khi tự điều trị tại nhà được không?

Lẹo mắt có thể tự khỏi nếu người bệnh biết cách chăm sóc và vệ sinh mắt đúng cách, luôn giữa cho mắt sạch, bờ mi thông thoáng. Không nên chạm vào nốt lẹo ở mắt, nên che mắt khỏi bụi bẩn bằng kính bảo vệ. Ngoài ra, chườm ấm cũng giúp lẹo mắt khỏi nhanh hơn khi tự điều trị tại nhà. 

bi mun leo o mat phai lam sao

9.3. Bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi?

Hầu hết các trường hợp lẹo mắt có thể tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần mà không cần phải điều trị. Khi mủ bị vỡ, các triệu chứng thường giảm đi trong khoảng 4 - 6 ngày. Để nhanh lành bệnh và giảm các triệu chứng bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian trị lẹo mắt ở trên.

9.4. Lẹo mắt có lây không?

Lẹo mắt không lây, vì vậy bạn không cần e ngại khi tiếp xúc, giao tiếp với người đang bị mụt lẹo. 

Trên đây là top 8 cách chữa lẹo mắt đơn giản và nhanh chóng tại nhà. Hy vọng bài viết của Mắt kính Shady đã giúp bạn biết cách phòng tránh bệnh lẹo mắt hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên đến khám Bác sĩ chuyên khoa mắt ngay từ khi có dấu hiệu bất thường ở mắt để được chẩn đoán và tư vấn về cách chăm sóc mắt an toàn nhất.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan