Những cách xử lí khi bụi bay vào mắt an toàn và hiệu quả.
Bụi bay vào mắt là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Các bụi bẩn, dị vật trong mắt sẽ gây nên cảm giác đau đớn, các vết trầy xước trên giác mạc và thậm chí nghiêm trọng hơn là bệnh nhiễm trùng mắt. Vậy cách xử lí khi bụi bay vào mắt mà không gây tổn hại đến mắt là gì? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
I. Những việc không nên làm khi có bụi bay vào mắt
Khi có bụi bay vào mắt, phản xạ đầu tiên thường thấy hầu hết ở mọi người là dụi hoặc ấn vào mắt. Đây chính xác là hành động khiến mắt trở nên tồi tệ hơn, cụ thể các hạt bụi trong mắt có thể làm trầy giác mạc - các mô bao phủ có chức năng bảo vệ mắt.
Từ đó, dẫn đến sự mài mòn và trầy xước giác mạc, chúng thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
Vớii các hạt bụi nhỏ và trơn, tròng mắt thường sẽ chỉ đỏ ửng lên do bị kích ứng và tự nhiên biến mất ngay sau đó. Tuy nhiên, khi bạn dụi mắt mạnh, quá tay có thể sẽ dẫn đến trường hợp mắt bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có khả năng gây mù lòa.
Khi bụi bay vào mắt, bạn không nên căng mắt và nhờ người thân thổi mạnh. Điều này rất dễ làm mắt bị viêm nhiễm bởi các vi khuẩn có trong không khí và nước bọt của người thổi.
II. Mẹo xử lý làm hết bụi bay vào mắt
1. Nháy mắt thật nhanh
Cách làm mắt hết mờ nhanh nhất là nháy mắt liên tục là một trong những cách xử lí nhanh khi mắt dính bụi. Điều này giúp hình thành nước mắt nhanh, nhiều từ đó đẩy vật lạ trong mắt theo dòng nước trôi ra ngoài.
2. Rửa mắt bẳng nước muối sinh lí
Nếu phương pháp nháy mắt nhanh vẫn không đẩy được bụi ra ngoài, bạn có thể dùng nước muối sinh lí để rửa mắt.
Nhỏ vào mắt 5-6 giọt nước muối sinh lý Natri 0.9% để rửa sạch bụi bẩn và đẩy bụi ra ngoài.
3. Rửa mắt bằng nước lạnh
Theo bác sĩ, nước không gây kích ứng mắt vì thế bạn có thể mở và đặt mắt dưới vòi nước sạch đang chảy. Bụi bẩn từ đó sẽ theo dòng chảy của nước trôi ra ngoài.
Bên cạnh đó, nước ấm sạch cũng là giải pháp rửa mắt tuyệt vời, an toàn. Bạn có thể sử dụng chậu nước ấm sạch, nhúng mặt vào nước và chớp mắt liên tục.
4. Sử dụng tăm bông hoặc một góc của miếng vải sạch để làm sạch mắt
Nếu cảm thấy việc rửa mắt bằng nước vẫn chưa thể lấy triệt để được vật thể lạ, bạn hãy tận dụng tăm bông hoặc vải sạch để làm sạch mắt.
Lau mắt theo chuyển động nhẹ nhàng và đảm bảo không bao giờ vuốt qua mắt để tránh gây đỏ, đau mắt. Ngoài ra, bạn nhớ lưu ý nên kiểm tra tăm bông và vải sạch sau mỗi lần thử.
III. Cách lấy bụi, dị vật trong mắt mi trên
Dị vật thường thường nằm ở mắt mi trên, và để loại bỏ chúng, bạn có thể đưa một bên mặt có mắt dính dị vật vào một thau nước sạch. Chớp mắt liên tục để đẩy dị vật ra khỏi mắt. Nếu dị vật kẹt, bạn cần kéo mí trên và hướng mắt xuống để dị vật rơi ra.
IV. Cách lấy dị vật nằm ở mi mắt dưới
Dùng thau nước sạch và chạm mặt có mắt bị kẹt dị vật vào. Chớp mắt liên tục để đẩy dị vật ra khỏi mắt. Nếu dị vật là những mảnh nhỏ như hạt cát, có thể áp dụng các cách sau:
- Sử dụng tăm bông hoặc vải ướt để nhẹ nhàng lau sạch cát ở xung quanh mắt.
- Ngâm mắt có dị vật vào nước và nhấp nháy nhiều lần để hạt cát trôi đi.
- Đối với trẻ em, phụ huynh có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mắt thay vì ngâm mắt. Đưa mặt trẻ ngửa lên và giữ mí mắt mở khi nhỏ nước vào để hạt cát trôi đi.
V. Lưu ý khi lấy dị vật trong mắt
Mắt là bộ phận rất nhạy cảm trên cơ thể chúng ta, nên khi có dị vật trong mắt, chúng ta cần làm theo những bước sau để lấy ra mà không làm tổn thương mắt:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi bắt đầu.
- Sử dụng gương để xem dị vật ở đâu trong mắt.
- Nếu đang đeo kính áp tròng, hãy tháo ra trước để không làm mắc dị vật vào thấu kính.
- Không sử dụng đồ nhọn để lấy dị vật vì có thể làm tổn thương mắt.
- Không chà xát hoặc áp lực lên mắt.
- Cẩn thận khi lấy dị vật để không làm tổn thương mắt.
Nếu bạn giúp người khác lấy dị vật trong mắt, làm theo các bước sau:
- Rửa sạch tay.
- Đảm bảo người bệnh ngồi ở nơi có đủ ánh sáng.
- Kiểm tra mắt nhẹ nhàng để xác định vị trí dị vật.
- Sử dụng tăm bông ẩm, miếng gạc, hoặc góc khăn sạch để lấy dị vật.
- Nếu dị vật nằm ở góc mắt, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để giúp chúng trôi ra khỏi mắt.
VI. Khi nào nên đến bác sĩ
Nếu mắt bị kích ứng vì bất kỳ vật thể nào lớn hơn một hạt bụi, bạn nên thăm bác sĩ để được giúp đỡ trong việc loại bỏ. Trong trường hợp dị vật có kích thước rất lớn, đâm vào mắt gây chảy máu và đau đớn, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức.
Đau là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mắt không chỉ bị kích ứng nhẹ (mặc dù đôi khi mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng mà không gây ra cảm giác đau). Các triệu chứng quan trọng cần lưu ý bao gồm sự thay đổi đáng kể về màu sắc của mắt, chảy máu, tình trạng bất thường trong mắt, mắt mờ hoặc mất thị lực, hoặc có dịch tiết chảy ra từ mắt.
Mắt kính Shady hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những giải pháp hợp lí khi bị bụi bay vào mắt. Ngoài ra, khi sử dụng tất cả các phương pháp trên vẫn không hiệu quả và mắt bạn đang có dấu hiệu tồi tệ hơn, hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.