Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

Bật mí cách chỉnh gọng kính để không bị tuột khi đeo

Nhiều người khi đeo mắt kính thường cảm thấy bất tiện hoặc khó chịu khi gọng kính bị tuột sau một thời gian dài đeo kính. Sự bất tiện này không chỉ gây khó chịu cho người đeo mà còn tăng khả năng kính bị rơi vỡ. Hiểu được điều đó, trong bài viết này, Mắt kính Shady sẽ mách bạn cách chỉnh gọng kính để không bị tuột khi đeo, cũng như cách chọn gọng kính phù hợp với khuôn mặt để hạn chế sự bất tiện này.

1. Nguyên nhân khiến cho gọng kính hay bị tuột khi đeo

Một số nguyên nhân khiến kính hay bị tuột xuống phía dưới mũi đó là:

- Chọn gọng kính không phù hợp: Nếu bạn chọn không đúng loại kính có gọng phù hợp với hình dáng khuôn mặt của mình thì khi đeo, kính sẽ dễ bị tuột và không thể nằm gọn trên khuôn mặt.

- Khuôn mặt quá thon nhỏ: Với những người sở hữu hình dáng khuôn mặt quá nhỏ nhưng chọn gọng kính rộng sẽ khiến kính không có điểm tựa vững chắc. Từ đó kính cũng dễ bị tuột khỏi sống mũi.

- Gọng kính kém chất lượng: Gọng kính kém chất lượng sau một thời gian sử dụng rất dễ bị lỏng ốc vít, làm cho càng kính rộng hơn và khiến kính hay bị tuột khi đeo. Do đó, bạn nên chọn những loại gọng kính được làm từ chất liệu có tính bền bỉ, dẻo dai.

- Tròng kính quá dày và nặng: Những người có độ cận, loạn hoặc viễn cao sẽ thường phải đeo kính có tròng dày và nặng. Điều này cũng làm kính dễ bị tuột khỏi sống mũi do không chịu được sức nặng.

- Da mặt tiết nhờn nhiều: Với những ai có làn da thường xuyên tiết nhờn và dầu, thì sống mũi sẽ trở nên trơn trượt và khiến kính dễ bị tuột.

Do đó, để khắc phục những nguyên nhân này, bạn cần phải biết được các cách đeo kính không bị tuột ở bên dưới.

gong kinh bi tuot

>> Cách sửa gọng kính bị gãy

2. Cách khắc phục tình trạng gọng kính bị tuột

2.1. Dùng dây chun buộc tóc

Đây là cách xử lý đơn giản và nhanh gọn nhất để tránh tình trạng gọng kính hay bị tuột khi đeo. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn dùng sợi chun buộc tóc loại mỏng và quấn vào phần đuôi càng kính. Lúc này, nút buộc dây chun sẽ trở thành mấu chốt giúp kính bám vào hai bên vành tai và hạn chế tình trạng kính bị tuột khi đeo.

gong kinh bi tuot

2.2. Dùng mỹ phẩm kiềm dầu

Với những ai sở hữu làn da dầu, nhờn thì nên sử dụng các loại mỹ phẩm có khả năng kiềm dầu để hạn chế tình trạng đổ dầu ở phần mũi. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng kính bị tuột do sự trơn trượt của chất nhờn trên mũi.

2.3. Dùng thanh sáp Nerdwax 

Sử dụng sáp Nerdwax sẽ làm tăng ma sát giữa gọng kính và sống mũi, giúp cho gọng kính không bị tuột khi đeo trong nhiều giờ liền. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần bôi một lớp thanh sáp Nerdwax lên trên phần vành khung kính tiếp giáp với phần mũi và bộ phận đệm mũi. 

Lưu ý: Sáp Nerdwax sẽ không đem lại hiệu quả nếu kính bạn đang đeo rộng hơn khuôn mặt. Lúc này, bạn nên đến tiệm kính để chọn mua mắt kính khác phù hợp hơn.

2.4. Uốn lại càng kính

Đối với gọng kính làm bằng nhựa dẻo, để việc uốn lại càng kính dễ dàng, bạn hãy ngâm phần càng kính trong nước nóng vừa hoặc dùng máy sấy tóc để cho càng kính mềm ra. Tiếp đó, bạn uốn nhẹ phần đuôi kính xuống để tăng độ cong cho càng kính. Điều này sẽ làm cho gọng kính ôm sát vào hai bên vành tai, giúp hạn chế việc đeo kính bị tuột xuống phía mũi.

gọng kính bị tuột

Đối với gọng kính bằng kim loại, bạn có thể dùng kìm để linh hoạt điều chỉnh độ rộng của phần càng kính. Khi thao tác bạn cần hết sức nhẹ nhàng để tránh làm gãy kính.

Lưu ý: Khi ngâm kính trong nước nóng hoặc sấy bằng máy sấy tóc, bạn cần chú ý tránh để mắt kính tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao. Vì như thế có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng và độ bền của mắt kính.

2.5. Điều chỉnh đệm mũi

Điều chỉnh đệm mũi là một trong những cách đeo kính không bị tuột thường được hay sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.

Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các gọng kính có phần đệm mũi bằng nhựa dẻo và có thể điều chỉnh được độ rộng hẹp (thường có ở gọng kính bằng kim loại). Thao tác điều chỉnh đệm mũi rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng ngón tay giữ chặt cạnh ngoài của miếng đệm và khéo léo bóp hai miếng đệm lại gần nhau hơn sao cho vừa vặn với sống mũi của bạn.

Trong quá trình thao tác điều chỉnh đệm mũi, bạn cần chú ý không nên bóp quá mạnh tay vì điều này có thể làm cho đệm mũi bị rơi ra. Nếu không tự điều chỉnh được, tốt nhất bạn nên mang kính đến tiệm mắt kính và nhờ nhân viên điều chỉnh giúp.

>> Nên đeo kính gọng nhựa hay kim loại? Đâu là sự lựa chọn tốt?

3. Cách chọn kính đúng cách tránh kính tuột xuống mũ

3.1. Đo cỡ mặt và gọng kính

Khi mua mắt kính, bạn cần xác định kích thước khuôn mặt của mình để chọn được gọng kính phù hợp. Thông thường, nếu bạn mua trực tiếp tại cửa hàng, nhân viên tại tiệm kính sẽ tư vấn cho bạn loại gọng phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu bạn mua kính online thì có thể dùng một số ứng dụng ước lượng kích cỡ kính mắt thông qua camera trên điện thoại để tìm được chiếc kính phù hợp nhất.

3.2. Chọn gọng kính có bọc chống trượt

gong kinh bi tuot

Bọc chống trượt là phần cao su nằm ở phần đuôi của càng kính. Nó giúp tăng ma sát và khiến kính khó bị tuột khi đeo. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn gọng kính có bọc chống trượt vừa vặn với đầu và không gây khó chịu khi đeo. Trong trường hợp kính không có sẵn bọc chống trượt thì bạn có thể mua đệm chống trượt và lắp vào kính.

3.3. Chọn kính có đệm mũi chặt

Một chiếc kính có đệm mũi chặt và vừa vặn với hình dáng mũi sẽ giúp kính ôm sát mũi và không bị trượt. Tốt nhất là bạn nên chọn loại gọng có phần đệm mũi có thể điều chỉnh được. Trong trường hợp kính của bạn không có sẵn miếng đệm mũi thì bạn có thể tìm mua tại các tiệm kính và dán thêm đệm mũi rời vào kính.

Chỉnh gọng kính để không bị tuột không bị tuột rất đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng những tips mà Mắt kính Shady nêu trên là có thể khắc phục sự cố dễ dàng. Đồng thời, khi chọn mua kính, bạn cũng nên lưu ý chọn gọng kính phù hợp với khuôn mặt và dáng mũi của mình nhất để tránh những bất tiện về sau.

Nếu bạn đang phân vân và chưa biết lựa chọn gọng kính nào phù hợp với mình, hãy liên hệ tới Mắt kính Shady theo số hotline 0903160669 hoặc qua địa chỉ website matkinhshady.com để được tư vấn loại kính phù hợp nhất.

← Bài trước Bài sau →