CHỚP MẮT LIÊN TỤC CÓ ĐÁNG LO NGẠI KHÔNG?
Nháy mắt là hiện tượng các cơ mí mắt co thắt lặp lại nhiều lần không chủ ý. Tuy nhiên, nếu chớp mắt liên tục và thường xuyên thì có gây nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Hãy cùng Mắt Kính Shady tìm hiểu trong bài viết sau đây.
I. Hiện tượng nháy mắt là gì?
Hiện tượng chớp mắt liên tục là sự co thắt các cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày, dẫn đến việc mắt nháy nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.
Đây là cử động không có chủ ý, thường xảy ra do mỏi mắt hoặc tác động từ môi trường vào các sợi cơ vòng trong mí mắt, giúp giảm căng thẳng và loại bỏ các hạt bụi khỏi mắt.
II. Tại sao bạn bị chớp mắt liên tục?
Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng chớp mắt liên tục sẽ chỉ diễn ra trong vài giây hoặc vài phút. Tuy nhiên, nếu tần suất xuất hiện của hiện tượng này ngày một dày hoặc lặp lại quá nhiều lần thì việc chớp mắt có thể đến từ một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
1. Do căng thẳng quá mức
Có thể thấy, căng thẳng quá mức là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến tình trạng chớp mắt liên tục. Căng thẳng cũng thường đi kèm các triệu chứng khác như thở dài, cơ thể uể oải và tinh thần không tỉnh táo, những yếu tố này đều có thể dẫn đến hiện tượng nháy mắt liên tục.
Bên cạnh đó, việc bạn sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài như xem tivi, dùng máy tính, laptop hay điện thoại cũng đều tạo áp lực lên mắt, khiến mắt bị mỏi dẫn đến tình trạng chớp mắt liên tục.
2. Do thiếu ngủ lâu ngày
Nếu bạn bị thiếu ngủ trong thời gian dài, đây hoàn toàn có thể là nguyên nhân khiến mắt bạn chớp liên tục. Điều này được lý giải rằng, khi cơ thể thiếu ngủ, bạn sẽ rất dễ gặp tình trạng căng thẳng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của bạn. Lúc đó, mắt chính là nơi phản ánh tình trạng cơ thể này một cách rõ ràng nhất.
3. Do uống nhiều cà phê
Việc bạn sử dụng quá nhiều cà phê mỗi ngày chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chớp mắt liên tục. Trong cà phê chứa hàm lượng rất lớn caffeine. Đây là một chất được biết đến bởi tác động làm tăng nhịp tim, kích thích quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động của cơ mắt.
4. Bạn có khối u ở mắt
Mặc dù khả năng hiện tượng chớp mắt liên tục xảy ra do khối u ở mắt là rất thấp nhưng điều này không phải là chưa từng xảy ra. Việc mắt chớp liên tục có thể đến từ dị vật bên trong mắt. Đặc biệt, nếu tình trạng chớp hay giật mắt diễn ra quá thường xuyên thì có thể do khối u trong mắt đang dần hình thành, dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh khiến mắt bị giật liên tục và thường xuyên.
Khối u ở mắt có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho mắt. Chính vì lẽ đó, bạn không nên xem thường tình trạng chớp mắt liên tục này, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, bạn nên chủ động đi khám ở các bệnh viện mắt hay chuyên khoa mắt để được chẩn đoán một cách chính xác nhất.
Bên cạnh đó, một số thói quen xấu như mang kính sai đơn thuốc khi mắc các tật khúc xạ, không đeo kính râm để bảo vệ mắt dưới ánh nắng mặt trời, sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian dài mà không cho mắt nghỉ ngơi cũng dẫn đến hiện tượng chớp mắt liên tục.
III. Ai có thể bị nháy mắt liên tục?
Nháy mắt liên tục thường xảy ra khi:
- Cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ: Sau một đêm hoặc nhiều ngày bị mất ngủ sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nháy mắt.
- Căng thẳng thần kinh: Người bị căng thẳng thần kinh, stress sẽ dễ bị co giật cơ mí mắt không chủ ý. Hoặc cũng có thể do yếu tố tâm lý (của trẻ em từ 4 - 7 tuổi) muốn sự quan tâm chú ý của cha mẹ,...
- Thiếu máu: Theo các nghiên cứu cho thấy rằng nháy mắt có liên quan tới việc cơ thể suy nhược, thiếu máu,...
- Các bệnh lý về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, mỏi điều tiết, viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc: Các bệnh này dễ gây ra tình trạng mỏi mắt, đau nhức mắt và có hiện tượng nháy mắt như một sự phản xạ lại.
- Bệnh động kinh: Xảy ra trong một số hình thái động kinh cơn nhỏ hoặc có tổn thương dây thần kinh số V, VII (do các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt gây nên)
- Mắc bệnh thoái hóa nơron thần kinh như Parkinson, hội chứng Wilson, cơn Hysteria.
- Sử dụng một số loại thuốc hướng thần kinh
- Khô mắt: Mắt bị khô do lão hóa, dùng kính áp tròng không thích hợp hoặc tác dụng phụ của thuốc đặc trị.
- Cơ thể thiếu hụt khoáng chất: Sự thiếu hụt magie sẽ ảnh hưởng đến quá trình cân bằng dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng mắt bị co giật.
- Thói quen xấu làm cho mắt bị căng: Không đeo kính râm bảo vệ mắt khi ra ngoài trời nắng, mang kính cận không đúng độ, sử dụng máy tính, điện thoại quá lâu mà không cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn cũng sẽ gây ra hiện tượng chớp mắt liên tục.
IV. Chớp mắt liên tục có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Mặc dù chớp mắt liên tục không gây đau đớn hay dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng, nguy hiểm về mắt nhưng hiện tượng này nếu kéo dài và xuất hiện kèm một số triệu chứng được đề cập dưới đây thì bạn nên gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời:
- Mắt bị sưng, đỏ hoặc chảy dịch bất thường
- Sụp mí mắt trên
- Mí mắt hoàn toàn đóng lại không thể mở ra mỗi khi mí mắt co giật (chớp liên tục)
- Hiện tượng chớp mắt kéo dài liên tục trong vài tuần hoặc hơn
- Tình trạng co giật ở mắt ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trên khuôn mặt như má, môi…
V. Điều trị nháy mắt liên tục
Sau đây là một số phương pháp để điều trị nháy mắt liên tục, tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có các biện pháp khác nhau:
- Việc điều trị cần phối hợp dùng thuốc, nghỉ ngơi và liệu pháp tâm lý. Đôi khi chỉ cần để mắt nghỉ ngơi, ngủ đủ thì hiện tượng nháy mắt sẽ không còn xuất hiện nữa.
- Điều trị các bệnh lý gây khô mắt và viêm kết mạc dị ứng.
- Khi bị nháy mắt nặng liên quan đến yếu tố thần kinh thì có thể phải điều trị phẫu thuật bằng các phương pháp như: hủy một số nhánh của dây thần kinh số VII, chỉnh sửa hoặc cắt lọc cơ vòng trên sụn và trước sụn, treo mi.
- Biện pháp tiêm độc tố gây liệt cơ cũng đang được áp dụng phổ biến nhưng cần thật cẩn thận khi áp dụng.
VI. Cách phòng ngừa chứng nháy mắt liên tục
Để phòng ngừa chứng chớp mắt liên tục, bạn có thể thực hiện một số cách sau:
- Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ/ngày để mắt không bị mệt mỏi
- Cần hạn chế các tác nhân gây căng thẳng thần kinh, tránh stress bằng cách tập thể dục, sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, giữ trạng thái cân bằng trong cuộc sống.
- Khi làm việc căng thẳng nên hít thở sâu và nghỉ ngơi, đợi khi mắt hết tình trạng căng thì mới tiếp tục công việc.
- Không lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà vì sẽ gây mất ngủ, ảnh hưởng không tốt đến mắt.
- Không nhìn quá lâu vào điện thoại, máy tính và nên giữ khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính tối thiểu 25cm khi đọc.
- Nếu bị các bệnh thiếu máu, viêm giác mạc, bệnh gây tổn thương dây thần kinh số V thì cần phải điều trị tích cực.
- Nếu có tật khúc xạ, cần phải đeo kính đúng theo chỉ định, khám mắt định kỳ để phát hiện những thay đổi ở thị lực, sau đó điều chỉnh kính cho phù hợp.
Qua bài viết vừa rồi, Mắt Kính Shady đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị của hiện tượng nháy mắt liên tục. Nếu như bạn bị chớp mắt liên tục do có tật khúc xạ thì có thể liên hệ với Mắt Kính Shady qua hotline 0903 160 669 hoặc website matkinhshady.com để được các kỹ thuật viên hỗ trợ và tư vấn chi tiết, tận tâm nhất.