Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

NHỮNG THỰC PHẨM MẸ NÊN ĂN KIÊNG KHI CÓ TRẺ SƠ SINH BỊ ĐAU MẮT

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng đau mắt ở trẻ sơ sinh. Do vậy, để con mau chóng khỏi bệnh, mẹ cần phải lưu ý ăn uống đúng cách và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu một cách an toàn, khoa học. 

Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ kiêng ăn gì, bạn có thể tham khảo ngay ở bài viết dưới đây.

I. Nguyên nhân gây nên bệnh đau mắt ở trẻ

1. Do tắc tuyến lệ

Theo thống kê của các chuyên gia y tế, ước tính có khoảng 10% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng bị đau mắt do tắc tuyến lệ. 

Triệu chứng dễ nhận thấy ở trẻ bị tắc tuyến lệ là hay chảy nước mắt ngay cả khi trẻ không khóc và mắt trẻ sơ sinh có ghèn vàng trong mắt.

2. Do nhiễm khuẩn

Mắt trẻ mới sinh thường có ghèn và hay chảy nước. Điều này được giải thích do dịch nước ối và máu bị chảy vào mắt bé lúc sinh. Đây là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường và sẽ khỏi ngay trong vài ngày tới.

3. Do viêm kết mạc

Vi khuẩn trong mắt trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Một số triệu chứng đi kèm thông thường là mắt có mủ, nhiều ghèn, làm hai mắt bị dính chặt lại với nhau.

Hiện tượng này dẫn đến tình trạng bị đau một bên mắt hoặc cả hai, thậm chí gây nên bệnh đau mắt đỏ ở trẻ.

II. Mẹ nên kiêng ăn gì khi có trẻ sơ sinh bị đau mắt? 

trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ ăn kiêng gì

1. Kiêng ăn hải sản

Trong hải sản chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng làm tăng chất lượng sữa mẹ từ đó giúp bé phát triển tốt hơn.  

Tuy nhiên, hàm lượng protein trong hải sản rất cao, có thể gián tiếp tác động, ảnh hưởng đến mắt trẻ khi bé có biểu hiện viêm. Vì vậy, mẹ nhớ phải kiêng các loại thực phẩm như tôm, cua, ốc, cá… khi trẻ bị đau mắt, tránh tình trạng sưng viêm nặng và lâu khỏi hơn.

2. Kiêng đồ ăn cay nóng 

Các đồ ăn cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu, tương,... khi ăn sẽ gây nóng, khó chịu trong người. Ngoài ra, đồ cay nóng còn trực tiếp kích thích các tổn thương gây viêm nhiễm, khiến mắt bé bị đau nhiều hơn và lâu khỏi hơn.

3. Kiêng ăn rau muống 

Rau muống là thực phẩm các mẹ nên tránh xa trong thực đơn hàng ngày khi có con bị đau mắt. 

Rau muống chứa nhiều chất xơ, kali cùng các vitamin khiến tình trạng đau mắt trở nên nặng và tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, rau muống còn khiến mắt trẻ bị cộm, nhức mỏi, ngứa và xuất hiện nhiều gỉ.

4. Kiêng ăn đồ nhiều tinh bột 

Các thực phẩm giàu tinh bột như ngô, khoai, xôi, chè, cơm tẻ,.. thường dễ gây nóng bụng, mẹ nên hạn chế ăn để tránh ảnh hưởng đến trẻ có triệu chứng bị đau mắt. 

Thay vào đó, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể, chống viêm, như vậy sẽ giúp con sớm bình phục hơn.

5. Kiêng ăn mỡ động vật 

Không chỉ gây chứng béo phì ở trẻ em, mỡ động vật còn làm chậm quá trình hồi phục bệnh, khiến con bị các bệnh tim mạch. Vì thế, sẽ tốt hơn nếu mẹ biết cách sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật trong thực đơn ăn uống hằng ngày, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của trẻ. 

III. Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt

trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ ăn kiêng gì

Đau mắt ở trẻ thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dựa vào đó các mẹ sẽ có riêng những cách chăm sóc con cụ thể. 

Khi mắt trẻ đùn lên nhiều rỉ ghèn dính lông mi, mẹ cần vệ sinh mắt cho bé ngay lập tức để tránh khô mắt. Nếu không, các rỉ mắt sẽ khô và đóng tảng gây cản trở cho việc lấy ghèn và khiến bé khóc.

Khi bị rỉ ghèn, khả năng cao các bé thường không mở được mắt. Khi đó mẹ nên dùng bông gòn sạch nhúng qua nước ấm pha ít muối sinh lý và tiến hành lau nhẹ quanh mắt cho bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên lau vào bên bị rỉ mắt. Các mẹ cần vệ sinh mắt bé hàng ngày để tránh tình trạng rỉ mắt khô và dễ bị đóng thành tảng.

Theo chuyên gia, mẹ nên vệ sinh mắt cho bé 2 – 3 lần/ ngày hoặc khi mắt bé có rỉ ghèn chảy ra. Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, mẹ cần xác định vị trí bị đau mắt do nguyên nhân nào. 

  • Tiếp đến, mẹ rửa tay thật sạch và cắt móng tay để tránh gây nhiễm trùng mắt. Sau đó, mẹ tiến hành mát xa nhẹ nhàng từ góc trong của mí mắt xuống đến mũi của bé.

  • Mỗi ngày, mẹ thực hiện thao tác trên sáu lần giúp bé không bị tắc nghẽn tuyến lệ.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ kiêng ăn gì? Mắt kính Shady hy vọng bài viết sẽ mang đến những kinh nghiệm quý giá cho mẹ để phòng ngừa tình trạng bị đau mắt ở con mình. 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan