Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

MẮT NHÌN ĐƯỢC XA NHẤT KHI NÀO?

Mắt là bộ phận có cấu tạo vô cùng phức tạp, đảm nhận chức năng rất quan trọng, đó là chức năng nhìn. Vậy mắt nhìn được xa nhất khi nào? Hãy cùng với Mắt Kính Shady tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

mat nhin duoc xa nhat khi

I. Mắt nhìn được xa nhất khi nào?

Mắt có thể nhìn được vật nằm trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. Điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà mắt nhìn rõ vật, khi đó thủy tinh thể điều tiết tối đa. Điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà mắt nhìn rõ vật, khi thủy tinh thể không điều tiết. Lúc đó, thủy tinh thể dẹt nhất, tiêu cự lớn nhất và mắt sẽ nhìn được xa nhất.

mat nhin duoc xa nhat khi

II. Tổng quan chung về khoảng cách mắt có thể nhìn được

Trên thực tế, nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác thì mắt con người có thể nhìn được vô cùng xa.

Ngưỡng chức năng thị giác (hay còn gọi là thị lực) được chia thành 3 nhóm, bao gồm:

  • Phân biệt về ánh sáng: bao gồm nhạy cảm với ánh sáng và phân biệt độ sáng, tương phản về độ sáng và phân biệt màu sắc
  • Phân biệt về không gian: có thể chia thành thị lực, phân biệt về mức độ xa gần và phân biệt chuyển động.
  • Phân biệt về thời gian: có liên quan đến cảm thụ những hiện tượng thoáng qua như ánh sáng nhấp nháy

Tầm nhìn của mắt phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Thị lực (tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, hoạt động chức năng của mắt)
  • Kích thước của vật thể
  • Chướng ngại vật cản trở tầm nhìn của mắt

1. Thị lực và tầm nhìn của mắt

mat nhin duoc xa nhat khi

Thuật ngữ “thị lực” được dùng để mô tả độ rõ của mắt khi nhìn nhận các đối tượng. Theo chuyên ngành thì thị lực bình thường của mắt là 20/20, có nghĩa là vật thể ở cách xa mắt một khoảng cách 20 feet (~ 6m) thì mắt vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng.

Nếu thị lực của một người là 20/100, có nghĩa là người đó chỉ có thể nhìn rõ vật thể ở khoảng cách 20 feet, trong khi đó đa số mọi người đã có thể nhìn rõ vật thể ở khoảng cách xa hơn là 100 feet (~ 30m).

Ngược lại, nếu một người có thị lực là 20/12 thì người đó có thể nhìn rõ khi vật ở khoảng cách 20 feet, trong khi mọi người chỉ có thể nhìn rõ vật thể ở khoảng cách 12 feet (~ 3,6m).

Khi mắt nhìn vào một vật thể, một loạt các quá trình sẽ xảy ra để con người có thể nhận diện được vật thể:

- Ánh sáng phản chiếu từ vật thể qua giác mạc - lớp ngoài trong suốt của mắt

- Ánh sáng sau khi qua giác mạc sẽ vào trong đồng tử - lỗ màu đen ở trung tâm mắt

- Các cơ ở trong mống mắt - khu vực có màu xung quanh đồng tử sẽ hoạt động để thay đổi kích cỡ của đồng tử sau cho phù hợp với ánh sáng từ bên ngoài (nhỏ đi khi ánh sáng mạnh, lớn hơn khi ánh sáng yếu)

- Chùm tia sáng đi qua thấu kính sau đó hội tụ trên võng mạc - bộ phận ở phía sau mắt, nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh nhận cảm ánh sáng

- Các tế bào thần kinh nhận cảm ánh sáng rồi chuyển các cảm nhận ánh sáng thành xung điện thần kinh, sau đó chuyển chúng về não bộ qua các đường dẫn truyền thân kinh để não bộ xử lý, tái tạo hình ảnh và nhận diện vật thể. 

Nếu tất cả các bộ phận và quá trình xử lý cần thiết cho việc nhận diện vật thể đều hoạt động bình thường thì tầm nhìn của mắt bị giới hạn bởi các yếu tố: 

  • Đường nhìn
  • Ánh sáng
  • Kích cỡ của vật thể

Tìm hiểu về nguyên nhân vì sao mắt nhìn gần bị nhòe?

2. Bề mặt cong của Trái Đất

Đường nhìn là một góc nhìn không bị cản trở nào từ mắt của con người cho đến vật thể - mục tiêu muốn quan sát. Thực tế, có rất nhiều vật cản khác nhau cản trở tầm nhìn mà ta có thể dễ dàng nhận ra: cây cối, tòa nhà, đám mây,... nhưng có một yếu tố làm giảm đường nhìn mà ít người biết đến, đó là bề mặt cong của Trái Đất. 

Mỗi dặm (~1,6km) Trái Đất sẽ cong khoảng 8 inch (~20,3 cm), dẫn đến khi đứng trên bề mặt phẳng với mắt cách mặt đất 5 feet (~1,5m) thì ta chỉ có thể nhìn thấy xa nhất khoảng 3 dặm (~ 4,8km)

3. Góc nhìn và đường nhìn

Nếu nằm trên bãi biển và nhìn ra xa về phía biển, khoảng cách tối đa mắt nhìn được chỉ khoảng 1 dặm (~ 1,6km). Đó là trường hợp vị trí của mắt so với mặt đất gần. Khi ở vị trí cao hơn thì có thể quan sát được khoảng cách lớn hơn rất nhiều, vì khi ở vị trí càng cao thì càng ít bị ảnh hưởng bởi bề mặt cong của Trái Đất.

4. Độ sáng ảnh hưởng đến khoảng cách nhìn xa

Trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra) có ngôi sao sáng nhất là Chức Nữ (Vega) cách Trái Đất 25 năm ánh sáng. Nếu không sử dụng các dụng cụ quang học như kính thiên văn, ống nhòm thì sao Chức Nữ khi nhìn bằng mắt thường giống như một ngọn nến trong bầu trời đêm. Các nhà khoa học đã thực hiện việc đo độ sáng của các ngôi sao bằng cấp sao (magnitude).

Cùng với đó, một số nhà nghiên cứu ở Đại học A&M Texas đã làm thí nghiệm rồi kết luận rằng nếu một cây nến thật đang cháy ở một khoảng cách 1286 feet (~ 392m) thì nó sẽ có độ sáng tương tự như sao Chức Nữ.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn thực hiện nhiều thí nghiệm sâu hơn để xác định xem nếu ở trên bề mặt Trái Đất thì khoảng cách xa nhất mà mắt người có thể nhìn thấy ngọn nến đang cháy là bao xa. Kết quả là với một thị lực bình thường và không có yếu tố cản trở thì khoảng cách xa nhất đạt được là khoảng 1,6 dặm (~ 2,59km)

Qua bài viết trên là những thông tin về khoảng cách mắt có thể nhìn được, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề nào về mắt, hãy liên hệ ngay với Mắt Kính Shady qua hotline 0903 160 669 hoặc website matkinhshady.com để được kỹ thuật viên hỗ trợ nhanh nhất. 

 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan