[Giải đáp] Đeo kính áp tròng bị cay mắt phải làm sao?
Đeo kính áp tròng có gây hại không? Hiện nay, kính áp tròng đã không còn quá xa lạ đối với người dùng. Vai trò kính áp tròng không chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mắt, mà góp phần khắc phục vấn đề về thẩm mỹ đối với loại kính thông thường. Tuy nhiên, khi sử dụng, người dùng thường mang cảm giác cay mắt. Vậy nguyên nhân của tình trạng cay mắt khi đeo kính áp tròng là do đâu? Cách khắc phục tình trạng cay mắt khi đeo kính áp tròng? Mời bạn theo dõi bài viết sau của Mắt kính Shady.
I. Đeo kính áp tròng bị cay mắt có nguyên nhân từ đâu?
Một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng cay mắt khi đeo kính áp tròng có thể xuất phát từ việc sử dụng kính áp tròng kém chất lượng, bị dị ứng với một số thành phần trong nước ngâm lens hay kính, sử dụng và bảo quản kính không đúng cách,...
1. Sử dụng kích áp tròng kém chất lượng
Sử dụng kính áp tròng có chứa các thành phần không ổn định, kém chất lượng, chưa được kiểm duyệt hay một số tạp chất gây hại cho sức khỏe của mắt.
2. Khô mắt
Tình trạng khô mắt làm cho kính áp tròng trở nên cứng, các cạnh của chúng ma sát với nhau, làm trầy xước mắt. Việc để mắt tiếp xúc với nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm, khiến mắt bị tổn thương, ngứa và khó chịu. Ngoài ra, bụi bẩn bám vào mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Khi trong môi trường nhiều khói bụi, bạn có thể bảo vệ mắt bằng cách mang thêm 1 lớp kính gọng.
3. Đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian dài
Việc đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian quá dài có thể làm mắt bị khô, thiếu oxy, mỏi, dẫn đến bị cay mắt và bị cộm.
4. Dị ứng với dung dịch bảo quản và làm sạch kính áp tròng
Một số người có mắt nhạy cảm sẽ dễ dị ứng với các thành phần bên trong dung dịch bảo quản, làm sạch kính áp tròng, gây cho bạn cảm giác rát mắt, cay mắt khi đeo kính. Vì vậy, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần bên trong dung dịch bảo quản kính trước khi sử dụng.
II. Cách khắc phục vấn đề cay mắt khi đeo kính áp tròng
Đeo kính áp tròng bị cay mắt xuất hiện sau khi bạn sử dụng kính áp tròng. Dưới đây là một số cách khắc phục trình trạng cay mắt khi đeo kính áp tròng:
1. Lựa chọn kính áp tròng từ cơ sở phân phối uy tín
Bạn chỉ nên lựa chọn mua kính áp tròng từ các đơn vị phân phối uy tín, tránh nguy cơ làm ảnh hưởng sức khỏe của mắt.
Một trong những đơn vị phân phối các sản phẩm về kính đeo, gọng kính chất lượng, mà bạn có thể xem xét đến, đó là MẮT KÍNH SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm được đào tạo chuyên khoa khúc xạ từ Bệnh Viện Mắt TP.HCM. Shady là hệ thống đơn vị phân phối mắt kính duy nhất tại Việt Nam, được tập đoàn tròng kính số 1 thế giới Essilor Pháp cấp chứng nhận TOP đại lý uy tín, cao cấp, chất lượng.
Để biết thêm về thông tin, bạn có thể liên hệ với Shady thông qua website: matkinhshady.com. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với Kỹ thuật viên khúc xạ của Shady qua facebook Hoài Văn hoặc zalo 0938604604 để được hỗ trợ, tư vấn các tật khúc xạ và các bệnh lý về mắt chi tiết, tận tâm nhất.
>> Có nên đeo kính áp tròng thay cho kính cận không?
2. Tháo kính ngay khi cảm thấy đau, rát mắt
Khi cảm thấy cay mắt, ngứa ngáy, bạn nên tháo kính ra ngay lập tức. Bạn có thể lau sơ kính áp tròng, để loại bỏ bụi bẩn bám trên kính. Ngoài ra, bạn có thể nhỏ thêm nước nhỏ mắt để làm sạch các mảnh vụn hay bụi bẩn còn sót lại. Bạn hãy chờ cho mắt dịu lại, rồi mới thử đeo kính lại lần nữa. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy cay mắt, thì nên dừng sử dụng kính áp tròng.
3. Không nên sử dụng kính áp tròng quá lâu
Nếu dùng kính áp tròng quá lâu, kính áp tròng sẽ dễ bị khô cứng, ma sát với giác mạc, gây nên tình trạng ngứa mắt, mất oxy và cay mắt. Khi đeo lens càng lâu, sự khó chịu sẽ ngày càng lâu, làm tình trạng mắt trở nên tồi tệ hơn. Do đó, sau 6 đến 8 tiếng sử dụng, bạn nên tháo kính áp tròng và cho mắt nghỉ ngơi.
4. Nhỏ nước mắt thường xuyên
Vai trò của nước nhỏ mắt góp phần cấp ẩm cho mắt, làm dịu cảm giác cay mắt, hỗ trợ lấy lại oxy. Do đó, bạn nên nhỏ mắt thường xuyên, khoảng 2 tiếng một lần.
5. Sử dụng công cụ để đeo hay tháo kính áp tròng thay cho tay
Do móng tay của bạn rất sắc nhọn, dễ gây ra những vết xước nhỏ trên kính áp tròng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và tấn công mắt. Đây cũng chính là nguyên nhân gây cay mắt, xước giác mạc. Do đó, bạn nên dùng công cụ hỗ trợ khi đeo và tháo kính áp tròng.
6. Đeo kính áp tròng đúng thời gian cho phép
Nếu đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian quá lâu, kính áp tròng sẽ cản trở mắt tiếp xúc với không khí, làm giác mạc bị thiếu oxy, khiến mắt bị cay và khô. Vì vậy, bạn chỉ nên đeo kính áp tròng từ 6 - 8 tiếng một ngày, sẽ giúp điều tiết mắt và giữ cho mắt ở trạng thái tốt nhất.
Mặt khác, để hạn chế tình trạng đeo kính áp tròng bị cay mắt, bạn nên đem theo nước nhỏ mắt chuyên dụng trong thời gian đeo len. Ngoài ra, bạn nên chớp mắt liên tục và thường xuyên nhỏ mắt để tạo độ ẩm cho mắt, tốt nhất là nên nhỏ mắt khoảng 2 giờ/lần để cung cấp oxy, giúp mắt không bị khô rát.
Đặc biệt, bạn không nên lạm dụng đeo kính áp tròng quá nhiều và quá giới hạn thời gian cho phép, nhất là không nên đeo khi đi ngủ, đi biển hoặc đi bơi.
III. Các lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng kính áp tròng
Mắt là bộ phận nhạy cảm, vì vậy khi sử dụng kính áp tròng bạn nên thực hiện những lưu ý sau đây để bảo vệ mắt tốt nhất:
- Thường xuyên thay đổi dung dịch ngâm kính áp tròng: Dung dịch ngâm kính có nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ tay hoặc dụng cụ lấy kính, vì vậy, nếu ngâm kính lại, kính sẽ có nguy cơ nhiễm trùng và gây kích ứng mắt.
- Không nên dùng nước lọc hoặc nước máy để rửa kính áp tròng vì chúng có nguy cơ chứa vi sinh gây kích ứng cho mắt, chỉ nên sử dụng nước ngâm chuyên dụng để ngâm kính.
- Không sử dụng lại những loại kính áp tròng dùng 1 lần.
- Không phải ai cũng có thể sử dụng kính áp tròng, vì vậy, khi có ý định sử dụng kính áp tròng, hãy đến bệnh viện uy tín để thăm khám và lựa chọn loại kính áp tròng phù hợp nhất với mắt của mình.
- Những người có mắt nhạy cảm nên chọn những loại kính áp tròng đặc biệt, có khả năng ngăn chặn tia tử ngoại.
- Những người làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm không khí thì chỉ nên đeo kính áp tròng từ 3 - 4 tiếng/ngày thay vì 6 - 8 tiếng/ngày như người bình thường.
- Nếu bạn đeo lens bị đỏ mắt, chảy nước mắt, sưng… thì hãy ngưng việc sử dụng lens và đến ngay bệnh viện mắt thăm khám.
- Kính áp tròng và dung dịch vệ sinh kính có hạn sử dụng, vì vậy, người dùng nên thay kính theo đúng hạn sử dụng, không nên lạm dụng, sử dụng khi quá hạn vì khi đó kính và nước ngâm đã mất khả năng bảo vệ mắt.
- Không nên dùng chung kính áp tròng với người khác vì có thể sẽ lây lan các vấn đề về mắt. Hơn nữa, mỗi loại kính sẽ có kích cỡ và hình dạng khác nhau do sự khác nhau về kích thước nhãn cầu ở mỗi người. Nếu đeo không đúng kính sẽ làm mắt cảm thấy khó chịu, gây cay mắt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề cay mắt khi đeo kính áp tròng. Hy vọng thông qua bài viết của Mắt kính Shady, bạn sẽ có thể hiểu thêm về nguyên nhân gây ra vấn đề, và cách khắc phục tình trạng trên.