Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

Đau mắt đỏ kiêng ăn cái gì, nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và có thể để lại nhiều hậu quả xấu nếu không chữa trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Mắt kính Shady tìm hiểu ngay nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ ăn kiêng gì và những lưu ý cho người bị đau mắt đỏ.

I. Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn như: Staphylococcus, Gonococci và Chlamydia gây ra.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch vì các loại vi khuẩn kể trên dễ lây lan qua đường hô hấp, nước bọt, dùng chung mắt kính hoặc khăn mặt,...

II. Dấu hiệu và các biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

đau mắt đỏ ăn kiêng gì

Bệnh đau mắt đỏ thường dễ để phát hiện nhờ các triệu chứng bênh về mắt sau đây:

  • Đỏ mắt và ngứa rát

  • Chảy nước mắt, ghèn bám dính chặt hai mi mắt sau khi thức dậy.

  • Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ chói mắt

  • Còn có một số hiện tượng đi kèm như: Sốt nhẹ, đau hàm, sưng amidan, ...

III. Những điều nên kiêng khi bị đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt đỏ cần tránh một số vấn đề để bệnh tình không lây lan hoặc có những tiến triển nặng hơn, đó là:

1. Dùng chung khăn mặt, đồ vệ sinh cá nhân

Đau mắt đỏ là một bệnh lý rất dễ lây lan thông qua việc tiếp xúc với nước mắt, nước bọt, ghèn mắt của bệnh nhân. Ngoài ra, dùng chung khăn mặt, chăn gối, tay bị nhiễm bệnh dụi vào mắt… cũng là yếu tố nguy cơ lây bệnh cao. 

dau mat do kieng an cai gi

Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh, bệnh nhân đau mắt đỏ nên dùng riêng các vật dụng cá nhân. Đặc biệt là khăn mặt, không sử dụng khăn mặt chung với các thành viên khác trong gia đình hoặc tại nơi mình ở. 

2. Xông thuốc, nước lá không rõ nguồn gốc

Mọi người thường truyền tai nhau về các phương pháp dân gian giúp cải thiện chứng đau mắt đỏ như đắp hoặc xông lá dâu, lá trầu không… Trên thực tế, đây là một cách làm sai, bởi vì lá trầu không không có tác dụng đối với bệnh đau mắt đỏ. 

Việc tự ý xông thuốc hay nước lá không đúng cách sẽ chỉ khiến mắt dễ bị kích thích và sưng, đỏ nhiều hơn. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý về vấn đề này, không nên áp dụng các biện pháp chưa được kiểm chứng về mặt y khoa. 

3. Dùng quá nhiều thuốc nhỏ mắt

Lạm dụng thuốc nhỏ mắt không thể khiến bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi mà nó còn có thể gây ra những tác dụng ngược, khiến mắt bị kích thích do dùng thuốc quá liều. Vì vậy, bạn chỉ nên nhỏ thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn hoặc theo quy định của nhà sản xuất có ghi trên bao bì. 

>> Dùng thuốc nhỏ mắt nhiều có tốt không?

dau mat do kieng an cai gi

4. Thường xuyên dụi mắt hoặc chà xát da ở vùng mắt

Dụi mắt là cách nhanh nhất giúp cho vi khuẩn, virus, bụi bẩn từ tay vào trong mắt dễ dàng và khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, việc chà xát vùng da xung quanh mắt sẽ làm mắt bị kích thích, sưng đỏ, tổn thương nặng nề.

5. Dùng kính áp tròng

Khi bị đau mắt đỏ là lúc vùng mắt đang bị tổn thương và nhạy cảm nhất, do đó, bạn cần hạn chế tối đa việc tác động đến mắt. Kính áp tròng thường sẽ bám trực tiếp vào bên trong mắt nên không hề tốt cho mắt một chút nào. Thay thế kính áp tròng bằng kính có gọng là giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này.

6. Trang điểm mắt

Những loại mỹ phẩm như phấn mắt đều ít nhiều chứa các chất hóa học, thế nên, khi rơi vào mắt dễ làm cho mắt bị kích thích, khó chịu, bệnh tình lâu khỏi hơn. Nếu đang bị đau mắt đỏ, chị em nên kiêng việc trang điểm mắt là tốt nhất.

7. Làm việc trên máy tính và xem điện thoại nhiều

Ánh sáng xanh ở màn hình máy tính và điện thoại di động đều không tốt cho mắt (kể cả khi mắt không bị bệnh). Với những bệnh nhân đau mắt đỏ, tác động của ánh sáng xanh càng trở nên tiêu cực hơn. Lời khuyên hữu ích là bạn nên cho mắt được nghỉ ngơi, không làm việc và điều tiết mắt quá nhiều.

IV. Bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?

Khi đau mắt đỏ, bạn nên kiêng các thực phẩm có tính nóng, mùi tanh, không ăn rau muống, mỡ động vật, không sử dụng chất kích thích, đồ uống có ga và không sử dụng tùy ý thuốc khác sinh. Bởi vì:

1. Thực phẩm có tính nóng

Khi bị đau mắt đỏ thì vùng mắt xung quanh đã nóng ran. Do đó bạn cần hạn chế những loại thực phẩm có tính nóng như: Hành, tỏi, rau hẹ, ớt,... để giảm bớt tình trạng nóng rát ở mắt.

2. Thực phẩm có mùi tanh

Nếu người bị đau mắt đỏ sử dụng những loại thực phẩm có mùi tanh như: Cá chép, tôm, mực, ốc,... thì tình trạng nhiễm trùng mắt sẽ càng trở nên nghiêm trọng và lâu phục hồi hơn.

3. Không nên ăn rau muống

Bị đau mắt đỏ bạn nên kiêng ăn rau muống để giảm tình trạng chảy ghèn quanh mắt, gây khó khăn khi vệ sinh mắt, làm bệnh lâu khỏi.

4. Không nên ăn mỡ động vật

Việc sử dụng mỡ động vật quá nhiều khi đang bị đau mắt đỏ sẽ làm cho khả năng hồi phục của mắt bị chậm hơn bình thường do lượng mỡ trong máu tăng cao.

5. Không sử dụng chất kích thích

Việc dùng chất kích thích có chứa nicotin sẽ làm cho mắt phải điều tiết nhiều hơn so với bình thường, do đó mắt sẽ lâu hồi phục hơn.

Bác sĩ Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết nếu uống rượu bia khi đau mắt đỏ có thể xảy ra hiện tượng chảy máu mắt rất nguy hiểm, do các mạch máu của cơ quan nội tạng bị giãn nở.

6. Đồ uống có ga

Các loại đồ uống có ga là nhóm thức uống bạn nên kiêng khi bị đau mắt đỏ. Uống nước ngọt có ga dễ khiến chỉ số đường huyết tăng đột ngột và dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở bệnh nhân đau mắt đỏ. Điều này ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị bệnh.

dau mat do kieng an cai gi

7. Dùng kháng sinh một cách tùy ý

Việc sử dụng kháng sinh một cách tùy ý có thể dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm đó là viêm giác mạc. Dù là uống bất cứ loại thuốc để điều trị bệnh gì thì cũng cần phải có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.

Người bệnh đau mắt đỏ nên đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa mắt để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể bệnh lý và đưa ra phương án điều trị an toàn nhất. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh do dị ứng, vi khuẩn hay virus thì bác sĩ sẽ có hướng xử trí thích hợp và nhanh chóng hơn. 

V. Bị đau mắt đỏ nên ăn gì?

đau mắt đỏ ăn kiêng gì

1. Cà rốt

Hàm lượng beta-carotene cao có trong củ cà rốt sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp cho võng mạc và các bộ phận khác của mắt khỏe mạnh hơn.

2. Rau xanh

Bạn nên sử dụng các loại rau xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa carotenoid giàu lutein và zeaxanthin như: cải lá xoăn, cải bó xôi, rau cải cầu vồng, rau cải rổ, để giúp mắt điều tiết tốt và nhìn rõ hơn.

3. Ớt chuông cam

Việc kết hợp ớt chuông cam với các loại rau xanh khác trong khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết vì chúng cung cấp cho bạn lượng lutein và zeaxanthin cao, giúp mắt nhìn rõ và nhìn gần tốt hơn.

4. Lòng đỏ trứng

Mặc dù có hàm lượng lutein và zeaxanthin khá thấp nhưng lòng đỏ trứng lại có chứa nhiều hợp chất cần thiết cho sức khỏe như chất béo và chất đạm lành mạnh tốt cho mắt của bạn hơn so với các thực phẩm giàu chất carotenoid khác.

5. Dầu cá

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Surgery Neurology đã khẳng định rằng người bị bệnh đau mắt đỏ sử dụng dầu cá giàu omega-3 sẽ giúp bệnh tình nhanh khỏi hơn. Thành phần của dầu cá có chứa nhiều omega-3 giúp giảm nguy cơ thoái hóa võng mạc mắt xuống 60%.

6. Chất chống oxy hóa astaxanthin

Việc bổ sung chất astaxanthin sẽ giúp mắt chống lại tình trạng oxy hóa do vi khuẩn Haematococcus pluvialis sản sinh và các bệnh lý khác liên quan đến mắt như: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,...

7. Cây lý chua đen

Cây lý chua đen có hàm lượng anthocyanin cao có thể giúp bạn cải thiện thị lực đáng kể hoặc khả năng nhìn thấy các vật thể ở khoảng cách xa.

8. Quả việt quất

Hàm lượng cao anthocyanin có trong việt quất có sự khác biệt so với chiết xuất của chất này từ quả lý chua đen. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy anthocyanin từ quả việt quất cũng có khả năng giúp chúng ta phòng chống tình trạng viêm ở mắt.

VI. Những lưu ý cần nhớ khi bị bệnh đau mắt đỏ

đau mắt đỏ ăn kiêng gì

  • Hạn chế làm việc: Trong thời gian bị đau mắt, bạn cần cho mắt được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn, tránh làm việc và điều tiết quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại ,TV,..

  • Giữ gìn vệ sinh mắt: Cần giữ vệ sinh tốt cho mắt, hạn chế đi đến nơi có nhiều bụi bẩn, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên để vệ sinh mắt và nên đeo kính râm trong lúc bị bệnh

  • Đề phòng lây lan: Cần để riêng các vật dụng vệ sinh cá nhân của mình như khăn mặt để không lây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình

  • Chế độ ăn uống: Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C vào thực đơn ăn uống hằng ngày để tăng cường sức đề kháng, các chất chống oxy hóa, beta-carotene giúp mắt sáng và khỏe mạnh hơn

VII. Những câu hỏi liên quan đến đau mắt đỏ kiêng ăn gì?

1. Đau mắt đỏ có ăn được thịt bò không?

Theo Đông y, thịt bò là một loại thực phẩm có tính nóng, có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm của mắt tăng lên, dẫn đến nhiều ghèn và khó chịu. Vì vậy, khi đau mắt đỏ, bạn nên hạn chế ăn thịt bò để tránh làm bệnh nặng thêm.

2. Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là một loại thực phẩm có thể ăn được khi đau mắt đỏ, vì nó không nằm trong nhóm các thực phẩm có tính cay nóng, tanh, hay gây dị ứng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều thịt gà, vì nó có chứa lượng mỡ cao, có thể gây hại cho mắt. Bạn nên loại bỏ da gà khi ăn, vì da gà có thể gây kích ứng, ngứa cho mắt. Do đó, khi ăn bạn cần kết hợp ăn thịt gà với các loại rau xanh, trái cây, và uống nhiều nước để cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.

3. Đau mắt đỏ có ăn được tôm không?

Người bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn các loại thực phẩm có mùi tanh, trong đó có tôm. Lý do là vì tôm có thể gây dị ứng cho vùng da quanh mắt, làm cho tình trạng nhiễm trùng và viêm kết mạc nặng hơn. Bạn nên tránh ăn tôm và các loại hải sản khác khi đau mắt đỏ để hồi phục nhanh chóng.

Trên đây là tất cả thông tin về bệnh đau mắt đỏ và những điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống khi bị đau mắt đỏ mà Mắt kính Shady muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng những bài viết trên sẽ hữu ích giúp bạn bảo vệ được sức khỏe bản thân cũng như những người thân trong gia đình.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan