Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

Hướng dẫn sử dụng kính áp tròng chi tiết người mới cần nắm

Đối với những người mắc tật khúc xạ, việc sử dụng kính áp tròng hiện nay đã trở nên khá phổ biến. Bởi lẽ, kính áp tròng khi sử dụng sẽ không để lại những vết hằn trên sống mũi, vướng víu cũng như giúp cho việc vận động được thoải mái mà không lo bị rơi hay xô lệch. Tuy nhiên, với người mới thì việc đeo kính áp tròng luôn là một vấn đề khó khăn. Vậy, hãy cùng Mắt kính Shady tìm hiểu chi tiết hướng dẫn sử dụng kính áp tròng trong bài viết dưới đây.

1. Kính áp tròng là gi?

Kính áp tròng (còn được gọi là lens) là một loại thấu kính nhân tạo được đặt lên mắt để điều chỉnh các tật khúc xạ hoặc thay đổi màu sắc của mắt. Loại kính này có thể làm từ chất liệu mềm hoặc cứng, và có thể đeo trong một ngày hoặc một tháng tùy theo loại. 

Kính áp tròng có nhiều ưu điểm như tăng tính thẩm mỹ, tiện lợi, bảo vệ mắt khỏi tia UV, nhưng cũng có những hạn chế như dễ gây kích ứng, nhiễm trùng, khô mắt nếu không chăm sóc đúng cách.

2. Hướng dẫn sử dụng kính áp tròng chi tiết:

2.1 Cách đeo kính áp tròng

  • Bước 1: Rửa sạch hai tay trước khi sử dụng kính áp tròng.
  • Bước 2: Mở hộp đựng và đổ dung dịch ngâm kính vào. Đối với các cặp kính áp tròng mới thì nên ngâm trong dung dịch từ 6 - 8 tiếng.
  • Bước 3: Lấy kính áp tròng ra khỏi hộp, vẩy nhẹ để trôi hết nước còn đọng trên kính. Đặt kính lên phần đầu ngón trỏ sao cho vành kính không bị dính vào tay.
  • Bước 4: Nhìn thẳng vào trong gương, đặt kính trên đầu ngón tay thuận, sau đó sử dụng ngón cái và ngón trỏ tay còn lại kéo nhẹ phần mi mắt rộng ra.
  • Bước 5: Nhẹ nhàng áp kính vào mắt, sau đó chớp nhẹ và nhắm mắt lại. Có thể nhỏ thêm nước mắt nếu có cảm giác khó chịu.
  • Bước 6: Nếu cảm thấy cộm thì bạn hãy nhìn vào gương, tiến hành đẩy kính ra tròng trắng, sau đó đưa vào lại tròng đen. Ngoài ra, bạn cũng có thể tháo kính ra khỏi mắt, rửa, tráng kính và đeo lại.

huong dan su dung kinh ap trong

Lưu ý: 

  • Kiểm tra đúng 2 mặt trái phải của kính áp tròng trước khi đeo. Đặt kính lên đầu ngón tay, nếu kính có hình chữ U là mặt phải, còn có hình chiếc phễu là mặt trái.
  • Chiều lens đúng là chiều có hình chữ U (vòng cung).
  • Nếu đeo sai mặt thì kính sẽ không được giữ cố định và gây ra đeo kính áp tròng bị cay mắt, cảm giác khó chịu, thậm chí rát, đỏ mắt. 

Tips: So với ở các nước khác thì môi trường ở Việt Nam có rất nhiều bụi bẩn nên sẽ khiến mắt khó chịu khi đeo kính áp tròng, vì vậy bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng dành cho kính áp tròng thường xuyên để giữ ẩm cho mắt.

2.2 Cách tháo kính áp tròng

  • Bước 1: Rửa sạch hai tay trước khi tháo kính.
  • Bước 2: Đưa mắt nhìn lên trên hoặc nhìn sang một bên và đồng thời dùng tay kéo hai mi mắt ra.
  • Bước 3: Dùng một ngón của tay còn lại di nhẹ kính ra phần màu trắng của mắt.
  • Bước 4: Dùng ngón trỏ và ngón cái nhấc nhẹ kính áp tròng ra khỏi mắt.
  • Bước 5: Cho kính áp tròng ngâm vào nước để giữ ẩm, sau đó nhỏ ít thuốc nhỏ mắt để tránh khô mắt.

Tips: Trước khi tháo kính áp tròng, nên sử dụng thuốc nhỏ mắt trước để giúp kính mềm ẩm, từ đó giúp việc lấy ra trở nên dễ dàng hơn.

2.3 Cách bảo quản kính áp tròng

  • Chỉ dùng dung dịch ngâm dành riêng cho lens. Để lens được ẩm mịn và thoải mái khi đeo, bạn phải ngâm lens trong dung dịch ít nhất 8 tiếng trước khi sử dụng.
  • Dùng bộ vệ sinh lens để làm sạch lens mỗi lần đeo và tháo.
  • Hạn chế đeo lens khi đi ra ngoài hoặc vào những nơi có khí hậu khắc nghiệt.
  • Giữ móng tay ngắn gọn để tránh làm hỏng lens khi đeo.

2.4. Vệ sinh kính áp tròng đúng cách như thế nào?

Vệ sinh kính áp tròng là vấn đề quan trọng mà những người thường hay đeo lens cần biết để đảm bảo chất lượng lens và sức khỏe đôi mắt của mình. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kính áp tròng, tuy nhiên, chủ yếu được chia thành 2 loại chính là loại dùng 1 ngày và loại dùng lâu dài. 

Với loại kính áp tròng dùng lâu dài (thường tối đa là 6 tháng) sẽ có cách vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo chất lượng kính khi sử dụng trong thời gian dài. Theo đó, lens cần được ngâm trong hộp đựng kính với dung dịch làm sạch chuyên dụng khi không sử dụng. 

huong dan su dung kinh ap trong

Sau một ngày đeo lens thì nên vệ sinh sạch sẽ bằng thuốc làm sạch kính áp tròng. Bạn hãy đặt kính nằm ngửa trên bàn tay, cho một chút dung dịch làm sạch kính lên rồi sử dụng ngón trỏ xoay nhẹ để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất bám trên kính ra ngoài. Sau đó, ngâm lens vào trong hộp đựng và đậy kín lại.

Những ai mới sử dụng kính áp tròng lần đầu thì nên nhỏ mắt thường xuyên để giảm cảm giác khó chịu, khô mắt, đỏ mắt, cộm mắt. Thông thường, sau mỗi 30 phút bạn nên nhỏ mắt một lần và mỗi bên 2 giọt để làm sạch mắt hơn.

Ngoài ra, khi đi ngoài đường, bạn cũng nên sử dụng kính chắn bụi, chắn gió để giảm thiểu lượng bụi bẩn dính vào mắt và ngăn ngừa các dị vật vô tình rơi vào mắt, gây trầy xước bề mặt lens. Nên thay dung dịch ngâm và nhỏ mắt tối thiểu 2 - 3 tháng 1 lần. Không thay thế dung dịch ngâm chuyên dụng bằng nước lọc hay nước muối sinh lý. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mắt hay nước ngâm đã hết hạn sử dụng.

3. Thời gian sử dụng kính áp tròng an toàn cho mắt là bao lâu?

Theo khuyến cáo của các thương hiệu cung cấp những sản phẩm lens mắt thì việc đeo kính áp tròng không được quá 5 - 8 tiếng/ngày. Việc đeo kính áp tròng quá thời gian quy định trong ngày sẽ rất dễ gây tổn thương cho mắt cũng như làm giảm tuổi thọ của sản phẩm đi rất nhiều.

Trong những trường hợp bất khả kháng như phải đi học suốt ngày, tăng ca đột xuất thì bạn hãy tận dụng những lúc nghỉ ngơi hoặc thời gian nghỉ trưa để tháo kính áp tròng và ngâm bảo quản trong khay dung dịch từ 30 - 60 phút trước khi đeo trở lại. Việc tháo lens này sẽ giúp cho mắt bạn có thể thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và đồng thời giúp vệ sinh, ổn định lại cặp kính áp tròng. Tuy nhiên, việc tháo lắp và đeo lại như này chỉ áp dụng được đối với những loại kính áp tròng dài hạn như kính 3 tháng, kính 6 tháng hay 1 năm.

huong dan su dung kinh ap trong

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có loại kính áp tròng 1 ngày. Loại kính áp tròng này đem lại chất lượng rất tốt cũng như cảm giác êm ái hơn so với những loại kính thông thường khác nên được những người có đôi mắt nhạy cảm ưa dùng. Thời gian sử dụng của loại kính này sẽ khoảng từ 8 - 12 tiếng/ngày rồi tháo bỏ, không sử dụng được nữa. Chính vì thế, khi sử dụng sẽ đảm bảo rất sạch sẽ, an toàn mà không phải kèm thêm các dụng cụ hỗ trợ bảo quản khác. 

4. Cách sử dụng kính áp tròng đúng cách để trông tự nhiên nhất

4.1 Nét đặc trưng đôi mắt người Châu Á

Người châu Á có nét đặc trưng là màu mắt tối (nâu hoặc nâu đen) và kích thước tròng mắt khá nhỏ. Vì thế, khi chọn đeo những loại kính áp tròng thì bạn cần tránh các loại có màu quá sáng cũng như những dòng kính giãn tròng kính có đường kính quá lớn vì sẽ dễ bị lệch tông màu, gây mất tự nhiên và khiến mắt trông rất giả tạo, cứng nhắc và thiếu sức sống. 

huong dan su dung kinh ap trong

4.2 Màu lens tự nhiên

Nếu thích sở hữu đôi mắt long lanh, to tròn nhưng vẫn trông tự nhiên thì bạn hãy chọn những mẫu kính áp tròng có tông màu nâu, đen, choco hay màu ghi xám. Những tông màu này không quá kén màu da mà còn có thể tạo cảm giác hài hòa với màu tròng mắt thật của bạn.

Nếu bạn muốn sử dụng kính áp tròng để thay đổi màu mắt, tạo ấn tượng đặc biệt thì bạn hãy thử trải nghiệm qua các cặp kính áp tròng màu xanh biển hoặc xanh lá. Những màu sắc này sẽ giúp đem lại sự lột xác bất ngờ cho bạn mà không hề gây ra cảm giác giả tạo, thiếu tự nhiên.

Việc sử dụng các loại kính áp tròng tông màu đen sẽ giúp đôi mắt của bạn trở nên to tròn, sắc nét và long lanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn kích thước đường kính vừa phải để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh gây cảm giác thiếu tự nhiên, thiếu sức sống.

huong dan su dung kinh ap trong

4.3 Kích thước kính áp tròng

Kích thước thông dụng của các loại kính áp tròng/kính giãn tròng màu hiện nay được chia ra là 14.0mm, 14.2mm, 14.5mm và 15.0mm. Mỗi kích thước đường kính  kính áp tròng sẽ mang đến một công dụng khác nhau cho người đeo, cụ thể:

  • Đối với những bạn mong muốn sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp tự nhiên thì nên lựa chọn những dòng kính áp tròng có đường kính từ 14.0 – 14.2mm, bởi lẽ, đây là kích thước gần nhất so với tròng đen của đôi mắt người Châu Á.
  • Trường hợp bạn muốn đôi mắt của mình trở nên lung linh, ảo diệu hơn hoặc sử dụng để chụp ảnh nghệ thuật thì có thể chọn các loại kính áp tròng có kích cỡ 14.5mm và 15.0mm

5. Một vài lưu ý khác khi sử dụng kính áp tròng

Móng tay là nơi có chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Do đó, để tránh vi khuẩn tiếp xúc với kính áp tròng gây hại cho mắt, bạn nên cắt móng tay sạch sẽ trước khi đeo kính. Cách này cũng hạn chế tình huống nguy hiểm nếu bạn lỡ chọc tay vào mắt. 

Nên dùng nước nhỏ mắt hỗ trợ khi đeo kính áp tròng vì nó sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho mắt, tạo điều kiện thuận lợi để quá trình trao đổi oxy của giác mạc diễn ra tốt hơn. Theo đó, trước khi đeo kính bạn nhỏ vài giọt sẽ giúp tạo độ trơn cho mắt và rửa sạch các bụi bẩn. Và khi tháo kính ra bạn dùng nước nhỏ mắt thêm một lần nữa để việc tháo lens diện ra dễ dàng, hạn chế trầy xước ngoài ý muốn.

Đặc biệt lưu ý là không đeo kính qua đêm và đeo kính quá thời gian quy định trong một ngày. Luôn ghi nhớ kỹ việc tháo lens và ngâm chúng vào trong khay dung dịch trước khi đi ngủ.

huong dan su dung kinh ap trong

Khi lấy kính ra từ khay dung dịch, bạn nên tráng rửa kính lại một lần nữa bằng dung dịch ngâm để đảm bảo rửa trôi hết các chất bẩn rồi mới đeo kính vào. Nếu phải đi ra đường, bạn nên đeo thêm kính gọng để ngăn bụi bẩn bay vào mắt làm trầy xước lens hoặc vi khuẩn xâm nhập vào sẽ gây khó chịu cho mắt. Ngoài ra, đeo kính mát có gọng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đi dưới thời tiết nắng gắt.

Đừng quên khám mắt định kỳ để bác sĩ có thể nắm rõ tình hình mắt của bạn, cũng như phát hiện kịp thời và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến mắt, bảo vệ mắt luôn sáng khỏe.

Trên đây là hướng dẫn đầy đủ, chi tiết cách đeo, tháo kính áp tròng cũng như cách sử dụng kính sao cho trông tự nhiên nhất. Hy vọng với những tips mà Mắt kính Shady chia sẻ, bạn sẽ biết rõ cách sử dụng kính áp tròng an toàn để đôi mắt của mình trông khỏe đẹp hơn.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan