Viêm màng bồ đào là gì? Viêm màng bồ đào bao lâu thì khỏi?
Mắt có chức năng quan trọng đối với con người, nhưng bộ phận này khá nhạy cảm, dễ tổn thương và có khả năng gặp các tình trạng viêm nhiễm, điển hình là viêm màng bồ đào. Tình trạng viêm này vô cùng phức tạp, với vô số nguyên nhân gây bệnh và các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc nắm bắt được tổng quan về viêm màng bồ đào sẽ giúp ích rất nhiều cho công cuộc bảo vệ đôi mắt của bạn. Hãy cùng Mắt kính Shady tìm hiểu về loại viêm mắt này nhé!
1. Viêm màng bồ đào là gì?
Màng bồ đào là một phần thuộc cấu tạo mắt người, gồm 3 thành phần trọng yếu là mống mắt, thể mi và hắc mạch. Với kết cấu chứa nhiều mạch máu, đặc biệt là các tĩnh mạch và động mạch, nguồn dinh dưỡng của mắt tập trung tại màng bồ đào.
Vậy viêm màng bồ đào là gì? Sự viêm nhiễm bên trong các lớp có sắc tố của mắt (màng bồ đào) được xem là viêm màng bồ đào. Tình trạng này có khả năng tác động đến các bộ phận quan trọng khác của mắt như thuỷ tinh thể, võng mạc và các dây thần kinh thị giác.
2. Cấu tạo màng bồ đào
Kết cấu của màng bồ đào gồm 3 phần: mống mắt, thể mi và hắc mạc.
Mống mắt: là vòng màu bao quanh con ngươi đen, có cách thức hoạt động tương tự cửa trập trong máy ảnh. Bộ phận này có khả năng mở ra và đóng lại, tăng hoặc giảm nguồn ánh sáng tiếp xúc với mắt.
Thể mi: là tổ hợp các cơ trong mắt, tác động đến sự thay đổi của thuỷ tinh thể. Khi cơ thể mi co lại, thuỷ tinh thể dày hơn, giúp mắt có thể tập trung nhìn vào các vật thể ở cự ly gần. Ngược lại, thuỷ tinh thể mỏng đi tương ứng với sự giãn cơ, giúp mắt quan sát được các vật thể ở xa. Đây được gọi là quá trình điều tiết của mắt.
Hắc mạc: được xem là màng bồ đào sau, nối từ rìa thể mi đến các dây thần kinh thị giác ở phía sau mắt. Hắc mạc là phần nằm giữa võng mạc (nằm bên trong) và củng mạc (nằm bên ngoài). Nơi này chứa đựng các mạch máu và tế bào sắc tố, mang nhiệm vụ nuôi dưỡng cho các bộ phận khác bên trong mắt, điển hình là võng mạc.
3. Phân loại viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào mắt có 2 dạng là viêm một phần và viêm toàn bộ. Đối với loại viêm giới hạn ở một phần nhất định, nó sẽ được đặt tên chính xác theo vị trí xuất hiện tại màng bồ đào:
Viêm màng bồ đào trước: là sự xuất hiện của viêm nhiễm tại phía trước màng bồ đào, bao gồm mống mắt.
Viêm màng bồ đào trung gian: phần giữa màng bồ đào bị viêm, thường đi kèm với hiện tượng các chất như lòng trắng pha lê lấp đầy nhãn cầu (còn được gọi là pha lê thể).
Viêm màng bồ đào sau: tình trạng viêm xuất hiện ở sau màng bồ đào, có khả năng liên quan đến võng mạc và hắc mạc.
Viêm toàn màng bồ đào: tình trạng viêm này có tác động lên toàn bộ màng bồ đào.
Với 4 loại viêm màng bồ đào trên, bạn cần lưu ý nhất là viêm màng bồ đào giữa, sau và toàn bộ. Vì các hiện tượng này có khả năng sản sinh ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến các bộ phận khác của mắt hơn viêm màng bồ đào trước.
Ngoài cách gọi liên quan đến vị trí, viêm màng bồ đào còn được nhận diện bằng tên bộ phận bị viêm như viêm mống mắt, viêm hắc mạc,… Dù viêm màng bồ đào thường chỉ xuất hiện ở một mắt, nhưng vẫn có những trường hợp nó ảnh hưởng đến cả 2 mắt của một người.
4. Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào có nghĩa là viêm các phần thuộc bộ phận này, có thể kể đến viêm mống mắt, thể mi và hắc mạc. Hiện tượng viêm nhiễm này phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi, chúng chồng chéo lên nhau một cách phức tạp và tạo ra sự viêm màng bồ đào. Sau đây là một số nguyên nhân gây nên viêm màng bồ đào mà nhiều người người thường gặp phải:
Do viêm nhiễm: Các loại vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh), virus (herpes), nấm (candida) hay ký sinh trùng (toxoplasma gondii) tồn tại sẽ tạo ra hiện trạng viêm nhiễm cho màng bồ đào.
Do nhiễm độc: Độc tố từ thức ăn, hoá chất hay bất kỳ hiện tượng gì bạn gặp phải cũng có khả năng gây ra loại viêm này.
Do bệnh tự miễn (cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại màng bồ đào)
Do chấn thương: Chấn thương xuyên hay chấn thương va đập cũng có thể là nguyên nhân gây nên viêm màng bồ đào.
Thứ phát từ các tình trạng bệnh toàn thân: collagenose, sarcoidose, behcet, da liễu,…
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp viêm màng bồ đào chưa tìm ra lý do.
5. Triệu chứng viêm màng bồ đào
Khi bạn gặp phải viêm màng bồ đào trước, mắt sẽ có hiện tượng cương tụ các mạch máu ở vùng kết mạc (cương tụ rìa tập trung ở phần rìa giác mạc). Nhiều người thường nhầm lẫn giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào, vì mắt đều có trạng thái đau rát và bị đỏ lên. Nhưng đau mắt đỏ sẽ gây ra sự cương tụ các mạch máu trên diện rộng của mắt.
Một dấu hiệu đặc trưng khác của viêm màng bồ đào trước là hiện tượng mờ mắt, cảm giác tầm nhìn bị bao phủ bởi một lớp sương mờ, không giảm đi dù có dụi mắt. Đối với viêm màng hồ đào sau, mắt người sẽ không gặp tình trạng cương tụ rìa. Thay vào đó, bạn dễ đau đầu, đau nhức bùng nhãn cầu và nhìn mờ các vật thể bị mờ. Với tính chất viêm khá phức tạp, một số triệu chứng viêm màng bồ đào còn có:
Đỏ mắt, dễ bị lầm tưởng thành viêm kết mạc nếu không có chuyên môn
Gây mờ tầm nhìn, mang lại cảm giác như mắt đang nhìn mọi thứ qua một lớp sương
Không chỉ gây đau nhức mắt, viêm màng bồ đào có thể làm tăng nhãn áp
Hiện tượng ruồi bay, mắt nhìn thấy nhiều bóng đen
Tình trạng đỏ mắt dai dẳng, thường xuyên tái phát cũng là một dấu hiệu của viêm màng bồ đào
6. Viêm màng bồ đào có nguy hiểm?
Viêm màng bồ đào có nguy hiểm không hay viêm màng bồ đào có lây không là hai câu hỏi phổ biến, thường đặt ra cho giới y khoa. Viêm màng bồ đào không có khả năng lây lan giữa người với người, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp và nguy hiểm cho mắt.
Bạn dễ mắc pháp hiện tượng dính đồng tử hoặc bít đồng tử nếu bị viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt hoặc viêm mống mắt thể mi). Điều này được xem là một tổn thương đáng lo ngại đối với mắt, có khả năng gây mù loà và tăng nhãn áp (do lưu thông thuỷ dịch từ khoang sau ra khoang trước của nhãn cầu bị cản trở).
Đối với viêm màng bồ đào sau, dịch kính đục thành mảng thô hoặc mủ dịch kính là các biến chứng nghiêm trọng cần phát hiện và khắc phục sớm. Từ những tổn thương trên, hiện tượng tổ chức hóa dịch kính có khả năng được hình thành và co kéo gây bong võng mạc hay teo nhãn cầu. Khi màng bồ đào sau bị viêm do virus, mắt thường xuất hiện tình trạng hoá mủ dịch kính một cách nhanh chóng.
Dù diễn ra ở bất kỳ bộ phận nào, viêm màng bồ đào mắt cũng cần được phát hiện và xử lý kịp thời và triệt để, hạn chế tối đa sự phát sinh của các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng đáng chú ý của viêm màng bồ đào có thể kể đến đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp, teo nhãn cầu và thậm chí là mù mắt.
7. Viêm màng bồ đào bao lâu thì khỏi?
Để trả lời cho câu hỏi viêm màng bồ đào bao lâu thì khỏi, theo các bác sĩ, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng và mức độ viêm của từng người. Ngoài ra, việc phát hiện sớm tình trạng viêm cũng giúp rút ngắn thời gian chữa khỏi còn từ vài ngày đến vài tuần.
Trái lại, nếu bạn phát hiện viêm màng bồ đào muộn, thì bạn sẽ cần thời gian dài để quan sát và xử lý triệt để loại viêm này cùng những biến chứng của nó. Trên thực tế, nhiều ca viêm màng bồ đào ghi nhận thời gian loại bỏ viêm nhiễm và khiến mắt phục hồi như ban đầu có thể diễn ra lên đến vài năm.
Chu trình chăm sóc mắt sau khi khỏi viêm màng bồ đào cũng vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ phục hồi của mắt. Chạm, dụi tay vào mắt hay ăn các thực phẩm sống có khả năng sản sinh ký sinh trùng cho cơ thể là các việc làm cần tránh khi bạn đang bị viêm màng bồ đào. Tuy vậy, vẫn có nhiều người không phòng tránh dù đang bị viêm màng bồ đào, khiến tình trạng này trở nên phức tạp và tốn thời gian loại bỏ.
Với các biến chứng nguy hiểm và phát sinh không lường trước, viêm màng bồ đào được ghi nhận là hiện tượng có tác động vô cùng xấu cho sức khỏe con người. Những biến chứng phức tạp mà bạn có khả năng gặp phải khi bị viêm màng bồ đào là: tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, teo nhãn cầu, giảm thị lực,… và chuyển biển xấu nhất là mất thị vĩnh viễn.
Dù là những dấu hiệu phát sinh viêm màng bồ đào nhỏ nhất, bạn cũng cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và xin sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn có sự điều trị kịp thời và mau chóng loại bỏ tình trạng viêm nhiễm ra khỏi mắt. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa viêm màng bồ đào tái phát và gây ra các biến chứng nào khác.
8. Điều trị viêm màng bồ đào
Hình thức điều trị viêm màng bồ đào cần được quyết định dựa trên nguyên nhân gây viêm màng bồ đào, tình trạng và mức độ viêm của từng cá nhân.
- Điều trị bằng nội khoa: Trong quá trình cấp cứu cho viêm màng bồ đào trước, nhỏ atropin làm giãn đồng tử, chống dính là bước chiếm 70% ý nghĩa cấp cứu.
Xét chung cho các loại viêm màng bồ đào, các đơn thuốc và cách xử lý viêm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân tạo ra tình trạng viêm. Một số loại thuốc phổ biến, được các bác sĩ lựa chọn là: thuốc chống viêm steroid dạng thuốc uống, nhỏ mắt, tiêm; thuốc điều trị nhiễm trùng (chủ yếu là các loại kháng sinh); thuốc kháng virus; thuốc giảm đau nhóm NSAIDs.
- Điều trị bằng ngoại khoa: Phương pháp này áp dụng với các trường hợp viêm màng bồ đào có diễn biến phức tạp, có nguy cơ nặng hơn, tái phát nhiều lần và ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Nếu thuốc đã không còn mang lại hiệu quả như mong muốn, phẫu thuật là biện pháp can thiệp tối ưu nhất cho trường hợp này.
10. Viêm màng bồ đào nên ăn gì?
Nguyên nhân phổ biến gây nên viêm màng bồ đào là do các loại vi khuẩn, virus hay dị ứng. Do đó, chế độ ăn uống chiếm vai trò rất quan trọng, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình loại bỏ triệt để viêm nhiễm và hồi phục ổn định của bạn. Bạn có thể tham khảo về các loại thực phẩm nên dùng sau đây:
Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A có công dụng bảo vệ mắt và phục hồi niêm mạc mắt rất tốt. Để dung nạp vitamin A nhiều hơn vào bữa ăn, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như: cà rốt, bí đỏ,… hoặc các loại rau xanh như cải ngọt, súp lơ xanh, rau chân vịt,…
Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C nổi tiếng với khả năng tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu các tình trạng viêm nhiễm của cơ thể. Việc ăn hoặc uống nước ép từ các loại hoa quả giàu vitamin C hỗ trợ rất tốt cho sức khoẻ, có thể kể đến cam, ổi, chanh, dứa, kiwi… và các loại trái cây tươi khác.
Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 và các thành phần dưỡng chất có lợi trong nhiều loại hải sản như cá hồi, cá thu, cá mòi,… sẽ hỗ trợ chống viêm và cải thiện thị lực của mắt rất tốt.
Thực phẩm chống oxy hóa: Khả năng chống oxy của các loại trái cây, rau củ như dứa, nho, mâm xôi, cà chua, cải xoăn,... giúp bảo vệ mắt khỏi tình trạng bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân.
11. Viêm màng bồ đào kiêng ăn gì ?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể, người bị viêm nhiễm cần giảm thiểu và loại bỏ một số thực phẩm. Vậy viêm màng bồ đào kiêng ăn gì?
Hạn chế phẩm làm tăng nguy cơ viêm nhiễm: Đồ ăn chiên rán, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh, đóng hộp.
Tránh ăn thịt chó vì thành phần nitrit trong thịt chó làm tăng mức độ viêm nhiễm của màng bồ đào mắt.
Sản phẩm chế biến từ sữa và thịt chứa chất béo no là một nhóm thực phẩm cần hạn chế trong bữa ăn của bạn. Tuy vậy, bạn không nên loại bỏ hẳn loại thực phẩm này, tránh tình trạng các thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thay vào đó, các loại thực phẩm chứa hàm lượng thấp chất béo sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho người bị viêm màng bồ đào.
Thực phẩm tinh chế như mì ống, bánh mì,… có thể làm tăng sự viêm nhiễm ở mắt của bạn. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng chúng và thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt.
Loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Điển hình là thuốc lá, khói thuốc có chất độc và tác động xấu đến mắt người dùng lẫn người xung quanh.
Thêm vào đó, các món gỏi sống được yêu thích hiện nay cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên ấu trùng giun, sán và khiến cơ thể gặp tình trạng viêm nhiễm. Không chỉ riêng phần thực phẩm, bạn nên giữ vệ sinh cho cơ thể lẫn không gian sống của mình, đặc biệt là đôi mắt để phòng tránh sự sinh sôi của viêm màng bồ đào. Nếu bạn phát hiện được bất kỳ dấu hiệu không ổn nào ở mắt, hãy đến ngay các trung tâm y tế uy tín để phát hiện và loại bỏ kịp thời tình trạng viêm nhiễm.
12. Biện pháp phòng ngừa
Ở trường hợp có bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp hay lupus ban đỏ hệ thống, bạn có thể thăm khám và tuân thủ các kế hoạch điều trị mà bác sĩ đã đưa ra, vừa phòng tránh viêm màng bồ đào mắt, vừa giữ cho sức khỏe bản thân được ổn định. Nếu viêm màng bồ đào xuất hiện, bạn sẽ phải đối phó với những chuyển biến sức khoẻ phức tạp và khó giải quyết.
Bởi đặc tính sinh sôi từ virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay bụi bẩn, viêm màng bồ đào được hạn chế và phòng tránh hiệu quả bằng cách:
Giữ vệ sinh cho bản thân lẫn không gian sống sạch sẽ, thoáng mát; ăn chín, uống sôi và có cho mình thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn.
Tăng cường sức đề kháng: Thường xuyên tập thể dục rèn luyện cơ thể, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh.
Không vệ sinh mặt bằng nguồn nước bẩn, nhiều tạp chất; bảo vệ mắt bằng kính mỗi khi ra đường, tiếp xúc với khói bụi và tia cực tím.
Không chỉ thế, bạn cũng nên:
Tránh khiến cho bản thân stress hay buồn bực trong thời gian dài.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Thường xuyên quan sát biểu hiện của cơ thể. Khi có dấu hiệu của viêm màng bồ đào, bạn cần có sự thăm khám nhanh chóng tại các cơ sở y tế uy tín và chuyên khoa mắt.
13. Kết luận
Với bài viết trên, Mắt kính Shady đã cùng bạn tìm hiểu tổng quan về viêm màng bồ đào. Qua đó, bài viết cung cấp cho về nguyên nhân, cách nhận biết, phòng tránh viêm màng bồ đào và các phương pháp y tế được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm mắt này. Ngoài ra, bạn có thể khám phá nhiều thông tin hữu ích về các vấn đề xoay quanh mắt cùng vô số lựa chọn kính bảo vệ mắt thời thượng tại Mắt kính Shady.