TRÒNG KÍNH CHỐNG PHẢN QUANG LÀ GÌ? CÓ TỐT KHÔNG?
Tròng kính chống phản quang là gì? Có tốt không?
Ánh sáng chói có thể gây khó chịu và cản trở tầm nhìn của bạn. Chói mắt xảy ra do mắt ta tiếp xúc trực tiếp với nguồn sáng có cường độ cao hay do nhìn phải bề mặt phản xạ ánh sáng. Một số người thường xuyên di chuyển ngoài trời vào ban ngày sẽ bị chói mắt bởi ánh sáng mặt trời, có người bị chói mắt do đèn xe khi di chuyển ban đêm, một số khác lại khó chịu do ánh sáng từ những nguồn nhân tạo như đèn LED và màn hình thiết bị kỹ thuật số.
|
|
|
Mỗi người sẽ cần một giải pháp tròng kính chống chói khác nhau, tùy thuộc vào môi trường làm việc và nhu cầu cuộc sống. Đầu tiên, bạn hãy xác định mình thường tiếp xúc với những nguồn ánh sáng chói nào, mức độ như thế nào.
Hãy điểm qua một số câu hỏi dưới đây để hình dung rõ hơn nhé:
Công việc thường ngày của bạn diễn ra trong nhà hay ngoài trời?
Bạn có thường cảm thấy chói mắt khi ra ngoài trời không?
Bạn có thường bị chói mắt khi lái xe ban đêm không?
Bạn tiếp xúc với thiết bị điện tử bao nhiêu tiếng một ngày?
Bạn có thường tham gia các hoạt động ngoài trời?
Tròng kính chống chói tốt cần có lớp váng phủ chống phản xạ tốt. Đây là một lớp cực mỏng được phủ lên tròng kính để chống phản xạ ánh sáng từ cả mặt trước và mặt sau tròng kính. Lớp váng phủ cũng làm giảm độ chói và "quầng sáng" xung quanh nguồn sáng mà bạn có thể gặp phải vào ban đêm (ví dụ: Đèn xe). Với tròng kính chống chói, ánh sáng có thể đi qua tròng kính mà không làm chói mắt, giúp bạn cải thiện thị lực. Một ưu điểm khác của lớp phủ chống chói là nó sẽ giúp tròng kính ít có ánh phản quang, trông đẹp hơn khi chụp ảnh.
GIẢI PHÁP CHỐNG CHÓI THEO NHU CẦU VÀ CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG
NẾU THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ
Nếu bạn thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử, ngoài lớp phủ chống chói, tròng kính nên có thêm tính năng lọc ánh sáng xanh để hạn chế ánh sáng xanh tím có hại từ màn hình điện tử đến mắt. Tiếp xúc với ánh sáng xanh tím không chỉ làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học và sức khỏe mắt, mà còn làm cho mắt bạn dễ mỏi hơn. Bởi vì ánh sáng xanh có bước sóng ngắn, nên sẽ dễ dàng bị phản chiếu, và gây chói mắt nhiều hơn những ánh sáng khác.
NẾU THƯỜNG XUYÊN LÁI XE BAN ĐÊM
Đối với những người thường xuyên lái xe ban đêm, lớp phủ chống phản quang tốt sẽ giúp hạn chế chói sáng khó chịu từ đèn xe và đèn đường, giúp người đeo lái xe an toàn hơn. Ngoài ra, tròng kính cần đảm bảo độ truyền quang tốt để đảm bảo thị lực sắc nét khi lái xe.
NẾU THƯỜNG XUYÊN DI CHUYỂN NGOÀI TRỜI
Nếu bạn thường di chuyển ngoài trời, hãy lựa chọn tròng kính đổi màu hoặc kính mát. Cường độ ánh sáng mặt trời lớn gấp hàng trăm lần những nguồn sáng nhân tạo như đèn LED, đồng thời tia UV và ánh sáng xanh tím từ mặt trời đã được chứng minh là những tác nhân làm tăng nguy cơ gây các bệnh lý mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa hoàng điểm. Kính đổi màu sẽ giúp bảo vệ mắt bạn khỏi tia UV, ánh sáng xanh và chói sáng từ mặt trời, giúp bạn có thị lực sắc nét và thoải mái ở mọi thời điểm.
NẾU THƯỜNG XUYÊN LÁI XE NGOÀI TRỜI NẮNG GẮT
Nếu bạn thường xuyên lái xe ngoài trời nắng gắt, hãy lựa chọn những tròng kính đậm màu để giảm thiểu tối đa chói sáng từ mặt trời. Bạn có thể sử dụng một cặp kính mát phân cực (Polarized) chuyên dùng để lái xe hoặc tròng kính Transitions Xtractive là kính đổi màu chuyên dụng cho những người lái xe, với khả năng đổi màu đậm ngay cả khi bạn ngồi sau tay lái.
Tác dụng của mắt kính phản quang
- Bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của tia UV: Nhờ khả năng điều chỉnh khúc xạ, giúp làm giảm ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời tới đôi mắt. Độ phản quang càng tốt thì tầm nhìn càng rõ nét và giúp người sử dụng thấy dễ chịu hơn.
- Ngăn ngừa các chứng bệnh về mắt: Ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực vĩnh viễn,… nhờ sự bảo vệ của mặt kính phản quang.
- Nâng cao tính thẩm mỹ: Nhờ độ trong suốt tuyệt vời của tròng kính phản quang, không những giúp bạn bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của mình mà còn tạo nên phong cách thời trang nổi bật tùy vào thiết kế bạn chọn.
- Giảm thiểu những nhiệt lượng dư thừa, giảm độ chói sáng: Cân bằng được ánh sáng vào phòng nhờ lớp hóa chất Oxit kim loại được phủ lên kính.