Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU KẾT QUẢ ĐO MẮT

Cách đơn giản để đọc hiểu kết quả đo mắt cho chính mình

Trang bị các kiến thức cơ bản để có thể tự đọc hiểu kết quả đo mắt cho chính mình là điều cần thiết cho bất kì ai. Đặc biệt là người có bệnh lí về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị… Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có kiến thức cơ bản nhất để bạn tham khảo.

Đọc hiểu kết quả đo mắt thực ra không hề khó!

Lần đầu đo mắt hẳn bạn rất băn khoan và không hiểu về các thông số đo được trên phiếu ghi.

Thế nên, đọc hiểu kết quả đo mắt là điều bạn nên trang bị. Để có thể tự đọc cho mình ở những lần khám mắt sau. Thông thường, bất kì ai đi đo mắt đều được liệt kê vào dạng bị tật khúc xạ mắt. Hiểu đơn giản là mắt có vấn đề và không thể nhìn tinh anh như mắt thường.

Các cách đọc hiểu kết quả kiểm tra khúc xạ mắt thường xảy ra là: đọc cho mắt bị cận thị, bị loạn thị, bị viễn thị. Hoặc có mắt bị cả 2 trường hợp. Các số đo này chắc chắn sẽ cùng đo cho mắt trái và mắt phải. Nên bạn phải phân biệt được kí hiệu để không lẫn lộn giữa kết quả đo 2 bên mắt. Cụ thể một cách đọc hiểu kết quả đo mắt chuẩn mực được quy định như sau:

Đầu tiên, nếu mắt bạn bị cận thị thì kết quả đo mắt của bạn sẽ có kí hiệu dấu “-” Mắt viễn thị thì thay bằng dấu “+” . Dấu “-” và dấu “+ ” nghĩa là biểu thị cho kính cầu lồi và kính cầu lõm mà bạn sẽ được cắt kính và đeo sau đó để mắt nhìn tốt. Khác với cận thị và viễn thị kí hiệu bằng SD. Thì loạn thị được nhận diện sau kí hiệu của chữ DC.

Ở bất kì cơ sở đo mắt nào thì các nhân viên đo hay bác sĩ sẽ ghi thông số cho mắt phải trước tiên. Mắt phải và trái có quy ước chung để nhận diện. Cụ thể là:

  • Kết quả đo của mắt phải được viết sau chữ “Phải” hoặc sau kí hiệu “O.D” hoặc là kí hiệu “R”.
  • Kết quả đo cho mắt trái viết sau chữ “Trái” hoặc viết sau kí hiệu “O.S” hoặc kí hiệu “L”.
  • Cầu (SPH): độ Cận dấu trừ (-) ; độ Viễn dấu cộng (+). 
  • Trụ (CYL): độ Loạn dấu trừ (-). 
  • Trục (AXIS): trục của độ Loạn, chỉ khi bị Loạn mới có chỉ số này. 
  • Cộng thêm (ADD): thị lực nhìn gần (bằng thị lực nhìn xa cộng thêm). Chỉ số này có đối với lão thị. 
  • KCĐT (khoảng cách đồng tử): chỉ số này cũng rất quan trọng khi cắt kính. Khi có sự đồng tâm giữa đồng tử và tâm của tròng kính cắt ra thì sẽ cho thị lực rõ ràng nhất. Khi bị lệch tâm sẽ gây ra hiện tượng méo hình ảnh và không rõ ràng.... 

Chỉ cần thuộc làu công thức này, bất kì khi nào bạn cũng có thể đọc được phiếu đo mắt của mình và cả người khác. Ví dụ như:

  • Thông số trên tờ khám mắt số 1 bác sĩ ghi: O.D: – 2.5 = 10/10. Tức là mắt phải cận thị 2.5 độ, thị lực sau khi điều chỉnh là 10/10.
  • Hay tờ khám mắt khác bạn nhận được là: R: +3 - 0.25 X 180° = 10/10. Đồng nghĩa với việc mắt phải của bạn bị viễn thị 3 độ, loạn thị 0.25 độ, trục là 180°, thị lực sau khi điều chỉnh là 10/10. Độ cầu hay độ loạn có thể thay đổi nhưng trục là cố định. 

>> Cách đọc bảng kiểm tra thị lực

>> Loạn thị có tăng độ không

>> Cách tính độ cận thị của mắt

Cứ như thế, bạn hãy tự kiểm tra và đọc hiểu kết quả đo mắt mình với mắt trái và cả mắt phải. Và khoảng thời gian tốt nhất là 6 tháng đi kiểm tra mắt 1 lần. để điều chỉnh số độ thích hợp... bảo đảm mắt khỏe, không tăng độ mất kiểm soát.


CÁM ƠN bạn đã xem bài viết,  hi vọng mang lại thông tin hữu ích về sức khỏe mắt cho bạn và người thân.
Hổ trợ tư vấn các tật khúc xạ và các bệnh lý về mắt. Zalo 0938 604604.
Nguồn: Mắt Kính Shady

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan