Mắt Kính SHADY - CHUYÊN GIA KÍNH CẬN

CẬN THỊ CÓ DI TRUYỀN 100%

Mắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sự vật. Đối với người bị cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc nên nhìn xa mờ, nhìn gần rõ hơn.


Nguyên nhân cận thị là do thói quen sinh hoạt hoặc di truyền, bẩm sinh. Ở bài viết này chúng ta sẽ nói về yếu tố di truyền, bẩm sinh.

 

 

Cận thị được chia làm 2 loại chính:
1. Cận thị đơn thuần:
▪ Loại cận thị thường gặp nhất
▪ Độ cận thị tăng theo phát triển cơ thể nhất là trong độ tuổi đi học và sau đó thường ổn định khi trưởng thành.
▪ Không kèm theo các tổn thương thoái hóa khác ở mắt.
2. Cận thị bệnh lý, bẩm sinh
▪ Là tình trạng cận thị nặng (trên -6.00 diop)
▪ Độ cận thị tăng nhanh và không dừng lại sau tuổi trưởng thành
▪ Thị lực với kính điều chỉnh hạn chế, ít khi đạt được tối đa
▪ Thường kèm theo các tổn thương thực thể của nhãn cầu (thoái hóa hắc võng mạc, vẩn đục dịch kính…)
▪ Thường có yếu tố di truyền, khởi đầu ngay sau sinh hoặc lúc rất trẻ.


Cận thị có di truyền hay không?
Các nghiên cứu nhiều năm gần đây chỉ ra rằng: mức độ di truyền liên quan mật thiết với mức độ cận thị của ba mẹ. Nếu ba mẹ bị cận dưới -3.00 diop thì khả năng di truyền sang con cái là rất nhỏ.

Nếu ba mẹ cận nặng trên -6.00 diop (cận thị bệnh lý) thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.


Cận thị bẩm sinh có chữa được không?
Với trẻ bị cận thị bẩm sinh vẫn có phương pháp chữa trị. Trước tiên mắt bé cần được điều chỉnh với kính và đeo thường xuyên. Sau 18 tuổi và theo dõi độ CẬN ổn định sau 1 năm không tăng thì có thể quyết định phẩu thuật khúc xạ.

 

 

Các phương pháp điều trị cận thị
1. Kính thuốc: đơn giản, an toàn, dễ áp dụng, ít để lại biến chứng.
2. Kính áp tròng mềm: thẩm mỹ, vùng nhìn rộng... tuy nhiên dễ gây ra biến chứng nguy hiểm khi đeo không đúng cách.
3. Kính áp tròng cứng (ortho-K): được đeo vào ban đêm trong khi ngủ nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc, giúp mắt có thể nhìn rõ vào ngày hôm sau. Nếu ngưng sử dụng kính này thì thị lực sẽ trở về trạng thái ban đầu.
4. Phẩu thuật khúc xạ: khi BN không có nhu cầu đeo kính gọng/áp tròng và mắt đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật. Sử dụng tia Laser hoặc dao vi phẫu để điều chỉnh độ cong của giác mạc vĩnh viễn hoặc phẩu thuật Phakic đặt thấu kính trong nội nhãn.

CÁM ƠN bạn đã xem bài viết,  hi vọng mang lại thông tin hữu ích về sức khỏe mắt cho bạn và người thân.
Hổ trợ tư vấn các tật khúc xạ và các bệnh lý về mắt. Zalo 0938 604604.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan